Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội và tình hình GD

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội và tình hình GD

3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.1.1. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH 3.1.1. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH

Đổi mới GD nói chung và GD phổ thông nói riêng là một yêu cầu khách quan, cùng với việc đổi mới chương trình GD tiểu học, THCS, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình GD THPT mới. Để đạt được những mục tiêu của chương trình đòi hỏi phải đổi mới PPDH với định hướng chung là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Trong đó, GV phải là lực lượng nòng cốt, làm tốt vai trò hướng dẫn, tổ chức để HS tự giác, hăng hái học tập. Đây chính là mục tiêu, yêu cầu của đổi mới PPDH. Bên cạnh đó, người học phải tự từ bỏ thói quen học thụ động, học vẹt, học đối phó với thi cử để hình thành thói quen và phương pháp học tập mới (chủ động, sáng tạo, tích cực tìm tòi, xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn...).

3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội và tình hình GD tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, GD tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đã có những bước khởi sắc. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT tăng nhanh, tỷ lệ HS thi đỗ vào cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước, CSVC, trang thiết bị của các trường được quan tâm đầu tư đặc biệt là ở các trường THPT vùng cao, điều đó tạo nhiều thuận lợi cho các trường thực hiện đổi mới nội dung chương trình GD phổ thông nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3. Căn cứ vào thực tiễn chỉ đạo đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn

Trong thực tiễn chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ở các trường THPT vùng cao, hiệu trưởng luôn có những thuận lợi đó là được cung cấp hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý các hoạt động GD trong đó có hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH; sự đồng thuận của xã hội; sự quan tâm đầu tư CSVC của Sở GD&ĐT...Tuy nhiên, hiệu trưởng cũng luôn gặp phải những khó khăn, trở ngại trong việc đổi mới PPDH hiện nay đó là:

- Quan niệm, nhận thức và thói quen về PPDH truyền thống áp đặt một chiều đã ăn sâu trong đội ngũ GV nhất là GV lâu năm.

- Sự thiếu đồng bộ giữa các điều kiện phục vụ cho công cuộc đổi mới PPDH như: CSVC, thiết bị DH...

- Cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với GV các trường THPT vùng cao.

3.2. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS Ở CÁC TRƢỜNG THPT VÙNG CAO TỈNH BẮC KẠN

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho cán bộ quản lý, GV nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc đổi mới PPDH từ đó khắc phục những biểu hiện lạc hậu, trì trệ về PPDH trong các nhà trường nói chung và các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn nói riêng.

Phải biến nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH của cán bộ quản lý, GV thành ý chí, tình cảm, tinh thần trách nhiệm đối với HS, đối với nghề DH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1.2. Nội dung bồi dưỡng

- Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về GD (Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình GD phổ thông; Chiến lược phát triển GD; Luật GD 2005) trọng tâm phân tích thực trạng yếu kém về PPDH của GD Việt Nam nói chung GD Bắc Kạn nói riêng.

- Những vấn đề cơ bản của quản lý các hoạt động GD trong nhà trường, tập trung phân tích các nhiệm vụ DH, cấu trúc, động lực, quy luật của quá trình DH...

- Phân tích vai trò của PPDH, đổi mới PPDH trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông. Giới thiệu một số quan điểm, phương pháp và KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo để giúp GV có cơ sở lý luận về PPDH và vận dụng vào thực tế DH ở các trường.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Mời những cán bộ quản lý ở Sở GD hoặc ở các trường trong tỉnh có nhiều thành tích trong phong trào đổi mới PPDH đến trao đổi, phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn. Có thể mời lãnh đạo Sở, phòng GD trung học, phòng khảo thí hoặc hiệu trưởng các trường như THPT Bắc Kạn, Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, THPT Phủ Thông đây là đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về QLGD, đã được bồi dưỡng đổi mới chương trình GD phổ thông, đổi mới PPDH, họ có thể giúp đội ngũ GV các trường THPT vùng cao nhanh chóng nắm bắt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về GD, giúp GV tiếp cận với lý luận DH hiện đại, về sự cần thiết phải đổi mới PPDH. Ngoài ra có thể mời một số GV cốt cán của tỉnh về tập huấn một số phương pháp và KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo để giúp GV vận dụng vào thực tế DH ở các trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV có thể tổ chức theo hình thức lớp học hoặc toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ quản lý của Sở GD của các trường với cán bộ quản lý và GV các trường THPT vùng cao. Cũng có thể bồi dưỡng thông qua dự giờ, tổ chức các hoạt động ngoại khoá hoặc tổ chức cho GV được tham quan học tập kinh nghiệm của các trường trong tỉnh thực hiện đổi mới PPDH hiệu quả.

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GV các trƣờng THPT vùng cao

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực đổi mới PPDH cho cán bộ quản lý, GV. Qua đó giúp họ nắm vững kiến thức môn học, hăng hái tích cực thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện đổi mới để đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.2.2.2. Nội dung bồi dưỡng

Tập trung bồi dưỡng cho GV về kiến thức và kỹ năng: * Về kiến thức:

- Bồi dưỡng kiến thức khoa học bộ môn, chương trình môn học của cấp học, mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.

- Kiến thức về sử dụng thiết bị DH, công nghệ thông tin. Đây là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai đổi mới PPDH hướng vào các hoạt động tích cực, chủ động của HS, các phương tiện DH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Thông qua đó giúp HS giúp HS có kỹ năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.

- Kiến thức về sử dụng các PPDH tích cực như PPDH nhóm, PPDH nêu vấn đề, các kỹ thuật DH... chủ yếu là bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng các PPDH vào các môn học (không bồi dưỡng chung chung quan điểm DH mới để tránh trùng lặp nội dung bồi dưỡng trong hè do Sở GD&ĐT tổ chức).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá thúc đẩy ý thức tự học cho HS. * Về kỹ năng:

- Kỹ năng lập kế hoạch DH môn học theo yêu cầu đổi mới: kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu của bài dạy trên cả 3 phương diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kỹ năng lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức DH phù hợp với từng bài dạy và đối tượng HS.

- Kỹ năng DH (kỹ năng sử dụng phương tiện và thiết bị DH; kỹ năng tổ chức các hoạt động học tập của HS; kỹ năng giải quyết các tình huống trong DH; kỹ năng đánh giá kết quả học tập của HS).

- Kỹ năng GD HS; kỹ năng nghiên cứu khoa học và một số kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử, giải quyết xung đột...).

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần đánh giá đúng thực trạng trình độ, năng lực chuyên môn của từng GV, tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng của GV. Trên cơ sở tổng hợp, phân loại nhu cầu, hiệu trưởng cùng các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sao cho phù hợp.

Để triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ một cách có hiệu quả, nhà trường cần xây dựng đội ngũ GV cốt cán đi tham dự các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức. Qua đội ngũ này tổ chức bồi dưỡng tại tổ, nhóm theo kế hoạch do tổ chuyên môn xây dựng.

Đối với những chuyên đề khó thực hiện như bồi dưỡng sử dụng thiết bị DH mới, bồi dưỡng HS giỏi... nhà trường có thể mời GV cốt cán bộ môn cấp tỉnh, các chuyên gia, cán bộ phụ trách thí nghiệm của công ty sách thiết bị đến trường để trao đổi về chuyên môn, tiến hành tổ chức thực hành thiết bị DH ngay tại trường hoặc cho GV tham quan các trường có phòng thực hành thí nghiệm, có GV thao tác thuần thục các thiết bị thí nghiệm để từ đó nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng thực hành cho GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với các chuyên đề bồi dưỡng cho GV sử dụng các PPDH tích cực, các kỹ thuật DH phát huy tính tích cực nhận thức của HS, nhà trường mời GV dạy giỏi ở trường điển hình tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH như GV ở trường THPT Chuyên, THPT Bắc Kạn về dạy các bài mẫu, bài thực hành... tiếp đó cần trao đổi với họ về cách soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp theo định hướng đổi mới. Qua đó mỗi GV có thể học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dƣỡng trong đội ngũ GV

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm biến quá trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV.

Tạo điều kiện cho GV chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đầu tư thời gian vào soạn giáo án, sử dụng thiết bị, tạo ra các hình thức học tập đa dạng.

Khuyến khích GV tự bồi dưỡng (bằng nhiều hình thức) có kiểm tra đánh giá. GV tự học tốt sẽ dạy cho HS tự học tốt.

3.2.3.2. Nội dung tự học, tự bồi dưỡng

Tuỳ theo năng lực của từng GV mà mức độ, hình thức tự bồi dưỡng ở các cá nhân là khác nhau, có thể tự bồi dưỡng thông qua:

- Tham khảo các tài liệu trên trang web chính thống hoặc tự nghiên cứu sách tham khảo, sách nâng cao để nâng cao kiến thức chuyên môn, từ đó giúp GV nắm vững chương trình GD phổ thông, sách giáo khoa mới...

- Tự bồi dưỡng về năng lực thực hành, thao tác sử dụng các PPDH tích cực.

- Tự bồi dưỡng về các kỹ năng sử dụng các thiết bị DH trước khi thiết kế một bài dạy theo yêu cầu đổi mới PPDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng kế hoạch chi tiết và mang tính khả thi cao về bồi dưỡng đội ngũ GV cho từng năm học. Kế hoạch ấy phải chú trọng từ đầu tư bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng mà tập trung chủ yếu là tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, về đổi mới PPDH, cụ thể là:

- Phân loại và đánh giá đúng năng lực của từng GV trong nhà trường thông qua xếp loại công chức hàng năm của tổ chuyên môn và nhà trường.

- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường tổ, nhóm chuyên môn xác định cho từng cá nhân nội dung phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, hiệu quả giờ dạy. Xác định cho họ những việc cần làm trước mắt, lâu dài, những yêu cầu tự bồi dưỡng phải đạt được trong một học kỳ, một năm học.

- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá và có hình thức hỗ trợ thoả đáng về vật chất cho những cá nhân có tinh thần phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu.

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với các trƣờng THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn với các trƣờng THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THPT, là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động GD và DH, đặc biệt tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khó khăn. Vì vậy, đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp GV nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy chế chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ sư phạm... từ đó nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2lần/tháng theo quy định. Nội dung sinh hoạt tổ cần phải phong phú, thiết thực, tránh hình thức, dập khuân, máy móc, tập trung vào bàn và giải quyết những vấn đề khó trong quá trình thực hiện chương trình GD phổ thông, về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá... do đó sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường THPT vùng cao nên tập trung vào một số nội dung sau:

- Thảo luận, tháo gỡ một số vấn đề mới và khó của chương trình môn học, thống nhất những vấn đề trọng tâm.

- Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đã được Sở GD&ĐT bồi dưỡng, chỉ đạo và thống nhất trong ngành. Tổ chuyên môn hướng dẫn GV thảo luận xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng chương, từng bài và có sự thống nhất trong tổ, phát hiện những vấn đề khó khi dạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng trong từng bài.

- Thảo luận về việc thực hiện phân phối chương trình của Sở GD, về bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, về tổ chức thao giảng theo tinh thần đổi mới, về kiểm tra, đánh giá xếp loại HS, GV...

- Đẩy mạnh hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chuyên đề, đặc biệt là các chuyên đề về nâng cao, mở rộng kiến thức bộ môn; chuyên đề về bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới PPDH; chuyên đề về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; chuyên đề về sử dụng các phương tiện, thiết bị DH.

- Trao đổi các tài liệu tham khảo, làm đồ dùng DH, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng DH hiện có.

- Kiểm tra việc soạn bài, trao đổi kinh nghiệm khi thiết kế bài học theo định hướng đổi mới PPDH trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tổ chức cho GV nghiên cứu về lý luận DH nói chung, PPDH bộ môn nói riêng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi phương pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 126)