8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2.1. Thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt
động nhận thức của học sinh
Để nắm được thực trạng của việc DH hiện nay, đặc biệt là việc vận dụng, sử dụng PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ở các trường THPT đóng trên đại bàn xã vùng cao tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã dùng phương pháp điều tra (phát phiếu hỏi) đối với 205 GV. Sau đây là kết quả chúng tôi thu được:
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng các PPDH của GV ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn Số TT Tên PPDH Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Khá thƣờng xuyên Thỉnh
thoảng Không bao giờ
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
1 Thuyết trình 64 31 81 40 60 24 0 0
2 Trực quan 60 29 92 45 53 26 0 0
3 Đàm thoại 24 12 86 42 95 46 0 0
4 Làm việc nhóm 34 17 73 36 98 47 0 0
5 Dạy học giải quyết vấn đề 60 29 81 40 64 31 0 0 6 Dạy học theo tình huống 20 10 45 22 82 40 58 28 7 Dạy học theo dự án 0 0 14 70 56 27 135 66 8 Thí nghiệm, thực hành 78 38 71 35 56 27 0 0
9 Động não 107 52 86 42 12 6 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua số liệu trong bảng 2.7 chúng tôi nhận thấy:
- Thuyết trình vẫn là PPDH được sử dụng quá nhiều dẫn đến tình trạng hạn chế tính tích cực của HS. Đặc biệt, qua dự giờ thăm lớp ở trường Yên Hân và Quảng Khê chúng tôi còn nhận thấy phổ biến trong các trường này vẫn đang sử dụng PPDH cũ thầy đọc, trò ghi, thầy truyền đạt kiến thức một cách áp đặt, trò là người tiếp thu thụ động, máy móc. Khâu kiểm tra vẫn nặng về đánh giá “thuộc bài” hơn là phát huy khả năng sáng tạo của học trò nên kết quả học tập của HS không cao. Đối với các trường được trang bị phương tiện DH mới như Bộc Bố, Nà Phặc thì tình hình sử dụng PPDH mới đã được cải thiện, mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH được sử dụng nhiều nhưng đã có sự kết hợp với các PPDH khác.
- PPDH tích cực đã được sử dụng nhưng mức độ thường xuyên còn thấp. Một số ít GV chưa nắm vững về PPDH mới, do đó ít nhiều cản trở việc đổi mới PPDH và hạn chế hoạt động tích cực nhận thức của HS. Vì vậy, bồi dưỡng cho GV về PPDH mới cũng như tập huấn về sử dụng các thiết bị DH, công nghệ thông tin là việc làm cần thiết thúc đẩy đổi mới PPDH ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn.
- Việc gắn nội dung DH với tình huống thực tiễn chưa được chú trọng. DH thông qua hoạt động thực tiễn ít được quan tâm.
Khi được hỏi về những yếu tố ảnh hưởng và cản trở đổi mới PPDH ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn hiện nay, đa số GV nhận định ở mức độ cao là giữa khối lượng kiến thức và thời gian DH chưa hợp lý; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích GV đổi mới và điều kiện sống của GV vùng cao chưa được quan tâm. Sau đây là điều tra của chúng tôi về những yếu tố ảnh hưởng và cản trở đổi mới PPDH, trong đó mức 3 là mức đồng ý cao nhất, mức 2 là mức đồng ý và mức 1 là mức không đồng ý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.8: Những yếu tố cản trở việc đổi mới PPDH ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn
Số TT
Những cản trở việc đổi mới PPDH
Mức độ
3 2 1
SL (%) SL (%) SL (%)
1 Thói quen của GV với các
PPDH thụ động 76 37 35 17 94 46
2 GV chưa nắm vững các PPDH
tích cực 27 13 57 28 121 59
3 Ý thức đổi mới PPDH của GV
chưa cao 34 17 47 23 124 60
4 GV lo ngại về hiệu quả của đổi
mới PPDH 24 12 74 36 107 52
5 Kiến thức cần truyền đạt nặng so
với thời gian 93 45 72 35 40 20
6 Điều kiện CSVC, phương tiện
DH thiếu thốn 64 31 57 28 84 41
7 Kiểm tra, đánh giá chưa khuyến
khích PPDH tích cực 57 28 70 34 78 38
8 Tâm lý Học đối phó thi cử của HS 60 29 82 40 63 31
9 Điều kiện sống của GV còn
khó khăn 96 47 69 33 40 20
10 Chưa có cơ chế, chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả điều tra cho thấy:
- Mặc dù Sở GD&ĐT đã có nhiều chủ trương tích cực, nhiều văn bản chỉ đạo, mở nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV về đổi mới PPDH, nhưng sự chuyển biến trong đội ngũ GV ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn là chưa kịp theo định hướng, đang dừng lại ở mức độ nhận thức mang tính phong trào, hình thức, bởi vì các lớp tập huấn tại Sở GD&ĐT cũng mang tính hình thức, đội ngũ giảng viên cốt cán của Sở GD chưa đáp ứng được mong đợi của GV, thời gian bồi dưỡng quá ngắn.
- Nhận thức của một bộ phận GV về đổi mới PPDH chưa thật đầy đủ, họ chưa thấy được tính cấp thiết của đổi mới PPDH. Vì vậy, cách dạy vẫn nặng về PPDH cũ, thiên về truyền thụ một chiều, họ chưa thực sự đầu tư, nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng PPDH mới hoặc lúng túng trong quá trình sử dụng PPDH mới như lúng túng trong năng lực tổ chức HS kỹ năng hoạt động nhóm, lúng túng trong việc sử dụng thiết bị DH mới...
- Một bộ phận GV ở các trường này trong đó phải kể đến đội ngũ GV lâu năm (chiếm khoảng 25%) lo ngại về hiệu quả của đổi mới PPDH , họ cho rằng dạy như hiện nay là đủ, là đạt yêu cầu. Vì vậy, họ không muốn hoặc không tích cực thực hiện đổi mới PPDH. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do thói quen bảo thủ, trì trệ hoặc do trình độ thấp, thiếu năng lực hoặc do thiếu động lực về vật chất, tinh thần.
- Phần lớn GV các trường nhận thức rõ đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu, họ muốn thực hiện nhưng không có đủ điều kiện để làm. Qua phỏng vấn GV trường Quảng Khê, Bình Trung (2 trường có tỷ lệ GV trẻ nhiều) đa số GV ủng hộ đổi mới PPDH, họ đón nhận và thực hiện một cách nhiệt tình nhưng lại gặp phải khó khăn về phía HS đó là khả năng giao tiếp, diễn đạt còn hạn chế, tính tích cực chủ động nhận thức chưa cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để nắm được các biện pháp và thủ pháp mà GV sử dụng nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS, chúng tôi tiến hành điều tra 205 GV các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn.
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng biện pháp và thủ pháp của GV nhằm phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển năng lực tự học cho HS
Số
TT Các biện pháp và thủ pháp
Mức độ thực hiện
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không, rất ít
SL (%) SL (%) SL (%)
1 Sử dụng những câu hỏi gây chú ý,
kích thích tính tò mò 125 61 50 24 30 15
2 Thường xuyên tạo tình huống có
vấn đề khi dạy học 102 50 78 38 25 22
3 Sử dụng các kỹ thuật DH phù hợp
đặc thù bộ môn 88 43 90 44 27 13
4 Sử dụng phù hợp phương tiện DH,
CNTT và phần mềm DH 129 63 55 27 21 10
5 Hướng dẫn HS kỹ năng tự kiểm
tra, đánh giá 54 26 67 33 84 41
6
Thường xuyên kiểm tra việc học tập của HS để tìm hiểu mức độ nhận thức của HS
117 57 74 36 14 7
7 Biểu dương những thành công của
HS dù là nhỏ nhất 165 80 34 17 6 3
8 Kích thích tư duy và hứng thú học
tập cho HS 178 87 23 11 4 2
9 Đặt ra mục tiêu học tập cho HS 100 49 85 41 20 10
10 Khuyến khích học sinh chủ động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn GV thường xuyên áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức để phát triển năng lực tự học cho HS.
Về mặt tạo hứng thú học tập, kích thích tư duy HS, hơn 87% GV thường xuyên dùng thủ pháp này nhưng qua dự giờ thăm lớp, chúng tôi nhận thấy hiệu quả sử dụng chưa cao, mặt khác vẫn còn một bộ phận GV chưa quan tâm đến phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình học tập. Những hạn chế này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng GD của HS ở các trường THPT vùng cao còn thấp.
Về việc dạy cho HS kỹ năng học tập: Qua trao đổi và dự giờ thăm lớp, đa số GV chưa thường xuyên rèn luyện cho HS các kỹ năng học tập tích cực như hướng dẫn HS đọc trước nội dung sẽ học, hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra... Điều đó chứng tỏ việc sử dụng các PPDH tích cực giúp HS biết tự học, tự nghiên cứu trong các trường THPT vùng cao chưa được quan tâm.