Nội dung của biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2lần/tháng theo quy định. Nội dung sinh hoạt tổ cần phải phong phú, thiết thực, tránh hình thức, dập khuân, máy móc, tập trung vào bàn và giải quyết những vấn đề khó trong quá trình thực hiện chương trình GD phổ thông, về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá... do đó sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường THPT vùng cao nên tập trung vào một số nội dung sau:

- Thảo luận, tháo gỡ một số vấn đề mới và khó của chương trình môn học, thống nhất những vấn đề trọng tâm.

- Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đã được Sở GD&ĐT bồi dưỡng, chỉ đạo và thống nhất trong ngành. Tổ chuyên môn hướng dẫn GV thảo luận xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng chương, từng bài và có sự thống nhất trong tổ, phát hiện những vấn đề khó khi dạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng trong từng bài.

- Thảo luận về việc thực hiện phân phối chương trình của Sở GD, về bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, về tổ chức thao giảng theo tinh thần đổi mới, về kiểm tra, đánh giá xếp loại HS, GV...

- Đẩy mạnh hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chuyên đề, đặc biệt là các chuyên đề về nâng cao, mở rộng kiến thức bộ môn; chuyên đề về bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới PPDH; chuyên đề về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; chuyên đề về sử dụng các phương tiện, thiết bị DH.

- Trao đổi các tài liệu tham khảo, làm đồ dùng DH, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng DH hiện có.

- Kiểm tra việc soạn bài, trao đổi kinh nghiệm khi thiết kế bài học theo định hướng đổi mới PPDH trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tổ chức cho GV nghiên cứu về lý luận DH nói chung, PPDH bộ môn nói riêng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi phương pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Để buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thực sự có hiệu quả thì vai trò người tổ trưởng đặc biệt quan trọng. Tổ trưởng chuyên môn có thể tiến hành tổ chức sinh hoạt tổ theo các bước sau:

- Xác định mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt; phân công chủ trì, thư ký ghi biên bản.

- Chuẩn bị các nội dung sinh hoạt: có thể chọn một nội dung hoặc một số nội dung như đã trình bày ở trên (tuỳ theo tình hình thực tế chỉ đạo DH của nhà trường ở mỗi giai đoạn).

- Tổ trưởng cùng GV trao đổi, thảo luận các nội dung sinh hoạt đã chuẩn bị.

- Thống nhất các nội dung đã trao đổi, thảo luận và đi đến kết luận. Sau đây là một số gợi ý cho tổ trưởng chuyên môn khi triển khai sinh hoạt chuyên đề:

- Lựa chọn chủ đề sinh hoạt: có thể phân công GV trong tổ chuẩn bị chuyên đề cho các buổi sinh hoạt chuyên môn; có thể cho GV chủ động đăng ký các chuyên đề và tổ chuyên môn xếp lịch phù hợp để họ báo cáo, trao đổi và chia sẻ; có thể là chuyên đề do tổ chuyên môn cùng xây dựng theo yêu cầu, mời chuyên gia báo cáo hoặc GV cốt cán trong tổ báo cáo theo khả năng để chia sẻ, trao đổi với nhau.

- Xác định mục tiêu và xây dựng chương trình làm việc rõ ràng:

+ Các buổi sinh hoạt chuyên đề cần có kế hoạch và chương trình làm việc cụ thể, phân công người chủ trì và thư ký ghi biên bản.

+ Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho buổi sinh hoạt (nếu có).

+ Chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho buổi sinh hoạt như máy tính, máy chiếu, giấy, bút...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đúng giờ

+ Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận, nguyên tắc làm việc, biết khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp, xây dựng văn hoá hợp tác, chia sẻ chuyên môn tích cực

+ Kết thúc buổi sinh hoạt phải đưa ra được các kết luận cần thiết.

Tuy nhiên, ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn, các tổ chuyên môn được tổ chức theo hình thức liên môn học (có môn chỉ có 1 GV), do vậy các trường cần đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường, cụm trường để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)