8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3.1. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là một phạm trù của khoa học GD một lĩnh vực rất rộng lớn và phức hợp, có nhiều chuyên ngành khác nhau. Vì vậy việc đổi mới PPDH cũng được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Sơ đồ sau đây trình bày tổng quan những phương hướng tiếp cận để xác định các cơ sở của việc đổi mới PPDH:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuỳ theo mỗi cách tiếp cận khác nhau có thể có những quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH. Vì vậy có những định hướng và những biện pháp khác nhau trong việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên không có công thức chung duy nhất trong việc đổi mới PPDH. Trong thực tiễn cần xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể để xác định và áp dụng những định hướng, biện pháp thích hợp.
Dựa trên khái niệm chung về PPDH, có thể hiểu: Đổi mới PPDH là thay đổi những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, bằng những hình thức và cách thức có hiệu quả hơn nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
Như vậy, cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức tổ chức DH, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong DH với định hướng:
- Bám sát mục tiêu GD phổ thông. - Phù hợp với nội dung môn học cụ thể. - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
- Phù hợp với cơ sở vật chất (CSVC), các điều kiện của nhà trường. - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện DH, thiết bị DH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.
Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối truyền thụ một chiều sang DH theo “Phương pháp tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo, HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác…) dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.