Nội dung của quản lý nhà trường bao gồm

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.5. Nội dung của quản lý nhà trường bao gồm

* Quản lý hoạt động DH:

Hoạt động DH là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chi phối mọi hoạt động GD khác trong nhà trường. Nó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để GD thế hệ trẻ và thực hiện mục đích cao nhất của nhà trường. Vì vậy, có thể nói trọng tâm của quản lý nhà trường là quản lý quá trình DH, quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS, đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

- Quản lý hoạt động của thầy: Quản lý việc thực hiện chương trình, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV, quản lý việc dự giờ thao giảng và tự bồi dưỡng của GV, quản lý việc thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của GV.

- Quản lý hoạt động học tập của trò: Quản lý việc thực hiện giờ giấc học tập, tinh thần và ý thức học tập, phương pháp học tập…

* Quản lý hoạt động GD:

Quản lý mọi hoạt động GD của nhà trường đảm bảo đúng mục tiêu GD của Đảng, Nhà nước đó là đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo thích ứng với việc làm trong xã hội.

* Quản lý hoạt động phối hợp

Trong nhà trường có nhiều bộ phận, mọi hoạt động của nhà trường nói chung đều là các hoạt động mang tính phối hợp. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận góp phần làm cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

* Quản lý tài chính và CSVC

- Quản lý CSVC: Tài sản của nhà trường bao gồm đất đai, nhà xưởng, công trình xây dựng, các trang thiết bị được Nhà nước giao cho trường quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý và sử dụng hoặc do đầu tư mua sắm xây dựng và các hoạt động khác. Quản lý tài sản nói chung và quản lý CSVC - kỹ thuật phục vụ cho quá trình DH nói riêng phải đảm bảo được các yêu cầu liên quan mật thiết với nhau là: Đảm bảo đủ CSVC - kỹ thuật trong quá trình DH, quản lý tốt CSVC - kỹ thuật của nhà trường.

- Quản lý tài chính: Trong bất kỳ tổ chức đơn vị nào thì nguồn kinh phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động. Nếu nhà trường tạo được nguồn kinh phí tốt và sử dụng đúng mục đích tức là đã quản lý tốt nguồn tài chính của đơn vị mình.

Tóm lại: Quản lý nhà trường chính là sự tác động có ý thức, có kế

hoạch và có mục đích của chủ thể quản lý đến tất cả các hoạt động trong nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu hoạt động của nhà trường.

1.4. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƢỜNG THPT 1.4.1. Khái niệm về chỉ đạo đổi mới PPDH ở trƣờng THPT

Chỉ đạo đổi mới PPDH ở trường THPT là quá trình vạch ra đường lối, kế hoạch, là sự huy động các lực lượng trong nhà trường vào việc cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS trong quá trình DH nhằm nâng cao chất lượng GD, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.

1.4.2. Nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH ở trƣờng THPT

Trong quản lý đổi mới chương trình GD THPT người hiệu trưởng cần thể hiện rõ vai trò trong quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, thiết bị và đánh giá GD một cách đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng GD. Muốn vậy, người hiệu trưởng cần phải có những biện pháp tích cực trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH. Để chỉ đạo đổi mới PPDH thành công hiệu trưởng cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nâng cao nhận thức về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của công cuộc đổi mới nhà trường nói chung và đổi mới PPDH cho cán bộ quản lý, GV bằng việc triển khai các văn bản chỉ đạo của ngành về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, về chuyên môn...

- Tạo điều kiện cho GV được đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn (vượt chuẩn) và các lớp tập huấn chuyên đề do ngành tổ chức.

- Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề thiết thực phục vụ cho việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đổi mới PPDH cho GV thông qua nhiều hình thức tổ chức, có kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, xây dựng kế hoạch hoạt động theo năm học, học kỳ, tháng học và tuần học. Phát huy tối đa vai trò của tổ nhóm chuyên môn trong chỉ đạo đổi mới PPDH.

- Chỉ đạo việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, thúc đẩy GV tích cực thăm lớp, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm cùng trao đổi tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Chỉ đạo bổ sung và tăng cường CSVC, trang thiết bị DH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

- Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị DH có hiệu quả trong các giờ học đặc biệt là những giờ thực hành.

- Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho GV. khuyến khích GV ứng dụng phần mềm tin học để thiết kế bài giảng điện tử.

- Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập tích cực tương tác đa thông tin cho người học.

- Tổ chức cho GV được giao lưu học hỏi kinh nghiệm về đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá với các đơn vị bạn.

- Tổ chức hội thi GV dạy giỏi, báo cáo kinh nghiệm trong giảng dạy bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức phong trào thi đua về đổi mới PPDH có chính sách khen thưởng kịp thời nhằm động viên các tập thể, cá nhân tích cực đạt hiệu quả cao trong hoạt động đổi mới PPDH ở nhà trường. Tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH.

- Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đổi mới PPDH của GV qua các tiết dạy.

- Đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS đồng thời cũng phải đánh giá được chuẩn kiến thức của bộ môn.

1.4.3. Trách nhiệm của các chủ thể quản lý tham gia chỉ đạo đổi mới PPDH ở trƣờng THPT PPDH ở trƣờng THPT

1.4.3.1. Trách nhiệm của hiệu trưởng

- Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH. - Kiên trì tổ chức hướng dẫn GV thực hiện đổi mới PPDH.

- Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ GV đổi mới PPDH.

- Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, GD của từng GV trong trường.

- Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng GV trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.

1.4.3.2. Trách nhiệm của tổ chuyên môn

- Phải hình thành đội ngũ GV cốt cán về đổi mới PPDH.

- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, GD ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.

1.4.3.3. Trách nhiệm của GV

Để đổi mới PPDH, mỗi GV phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:

- Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH.

- Biết những GV dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và GV giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn.

- Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (CSVC, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...).

- Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH như đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường...

- Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của HS về PPDH và GD của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan thỏa mãn.

- Hướng dẫn HS về phương pháp học tập và biết cách tự học, tự tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập.

1.4.4. Các bƣớc thực hiện

- Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH - Tổ chức triển khai kế hoạch.

- Đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch. - Đánh giá, tổng kết.

Các bước thực hiện chỉ đạo đổi mới PPDH có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn SỞ GD TRƢỜNG HIỆU TRƯỞNG Tham dự Triển khai Tham Đánh giá, tổng kết GV dự

Sơ đồ 1.4. Các bƣớc thực hiện chỉ đạo đổi mới PPDH ở trƣờng THPT

Kết luận chƣơng 1

1. Đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà trường, đáp ứng đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn phát triển và hội nhập.

2. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là làm thay đổi lối DH truyền thụ một chiều mang tính áp đặt sang DH theo “Phương pháp DH tích cực” nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tự giải quyết nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức của GV, từ đó phát triển năng lực tự học, tinh thần hợp tác, phát triển các phẩm chất độc lập, sáng tạo trong tư duy.

3. Hoạt động chỉ đạo là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Chỉ đạo đổi mới PPDH là cách thức tổ chức, điều hành, tạo điều kiện để GV các trường thực hiện tốt yêu cầu đổi mới khi triển khai chương trình GD THPT. Thực tế cho thấy hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH hiện nay ở các trường phổ thông vẫn còn thiếu những biện pháp đồng bộ, nhất quán. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm ra những biện pháp chỉ đạo phù hợp và có hiệu quả hơn.

Tập huấn ĐMPPDH

Lập kế hoạch

Tham dự

Kiểm tra Áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT VÙNG CAO TỈNH BẮC KẠN 2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HOÁ- XÃ HỘI VÀ GD TỈNH BẮC KẠN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Bắc Kạn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

B¾c K¹n lµ tØnh miÒn nói n»m ë trung t©m khu vùc §«ng B¾c B¾c Bé. Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa tỉnh Thái Nguyên; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp các huyện: Nà Hang, Chiêm Hóa và Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã với 122 đơn vị xã, phường, thị trấn (112 xã, 4 phường, 6 thị trấn trong đó có 97 xã vùng cao). Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa và có nhiều điểm tương đồng với các tỉnh xung quanh về địa hình, tài nguyên, khí hậu, con người…

Tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập năm 1997, với diện tích tự nhiên 4.686,41km2, chiếm 4,7% diện tích vùng Đông Bắc Bộ và khoảng 1,45% diện tích cả nước. Trên 90% diện tích là đồi núi cao. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông suối tạo thành các kiểu địa hình chính sau: địa hình núi cao hiểm trở, địa hình núi thấp và địa hình thung lũng hẹp ven sông, suối. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong tỉnh cũng rất lớn. Vì vậy có ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, thuỷ lợi và phát triển kinh tế-xã hội của toàn tỉnh.

2.1.1.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, dân số toàn tỉnh có 293.826 người, trong đó dân tộc thiểu số 86,63% bao gồm: Dân tộc Tày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếm, 52,93%, dân tộc Dao chiếm 17,63%, dân tộc Nùng chiếm 9,36%, dân tộc Hmông chiếm 5,95%, dân tộc Hoa chiếm 0,36%, dân tộc Sán Chay chiếm 0,20%, còn lại là dân tộc Kinh. Mật độ dân số thấp: 60 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong 10 năm (1999-2009) đối với Bắc Kạn là 0,7%, cả nước là 1,2%.

Bắc Kạn là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, phân bố dân số không đồng đều, số người sống ở thành thị là 47.183 người, chiếm 16,1%, số người sống ở nông thôn là 246.643 người, chiếm 83,9%. Tỷ số giới tính: Nam có 148.119 người, chiếm 50,41%, Nữ có 145.707 người, chiếm 49,59%.

Bắc Kạn có 7 dân tộc anh em cùng Chung sống, vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái. Các lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau Tết Nguyên đán với những trò chơi mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng khai thác du lịch rất lớn gắn với nhiều địa danh nổi tiếng đã được xếp hạng di tích lịch sử, di tích cách mạng như ATK Chợ Đồn, Khu di tích lịch sử Nà Tu - huyện Bạch Thông, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ… đặc biệt Bắc Kạn có vườn quốc gia Ba Bể đã được hội đồng di sản ASEAN công nhận là vườn di sản ASEAN và đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học.

2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, Bắc Kạn vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, là một trong những điểm nhấn trong kỳ kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khá, các vấn đề xã hội được giải quyết tốt và kịp thời nhất là đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn là điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006 - 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,2%, trong đó nông-lâm nghiệp tăng trưởng 7,78%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng trưởng 8,92% và dịch vụ tăng trưởng 16,57%.

Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân 20%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,6 triệu đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2005.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 50,87% năm 2005 xuống còn 19,86% năm 2010. Giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo từ 5,97 lần vào năm 2005 xuống

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)