Quản lý đào tạoliên kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo liên kết với các doanh nghiệp của trường trung cấp nghề công trình 1 (Trang 39)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4Quản lý đào tạoliên kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp

1.4.1 Quản lý đào tạo và những đặc trƣng của nó

1.4.1.1 Quản lý hoạt động đào tạo

Chất lƣợng đào tạo trong các nhà trƣờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố song cơ bản vẫn là phụ thuộc vào hiệu quả quản lý của hoạt động đào tạo.

Khái niệm quản lý hoạt động đào tạo đƣợc hiểu là quá trình tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý đào tạo ở các cấp khác nhau đến các yếu tố, các khâu của quy trình đào tạo nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

1.4.1.2 Đặc trưng của hoạt động quản lý đào tạo liên kết

Quản lý hoạt động đào tạo về cơ bản bao gồm các thành tố cơ bản sau đây: - Quản lý mục tiêu đào tạo

- Quản lý nội dung đào tạo - Quản lý phƣơng thức đào tạo - Quàn lý giáo viên

- Quản lý học sinh học nghề

- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp của chủ thể quản lý thuộc các bên liên kết đào tạo nhằm xác định nhu cầu, mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và cách thức tác động có hƣớng đích.

1.4.1.3 Chu trình quản lý đào tạo liên kết

Quản lý đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng với DN là toàn bộ quá trình xác định nhu cầu, đề ra mục tiêu, nội dung, trách nhiệm, vv... và đƣợc tác động bởi các biện pháp phù hợp. Là quá trình cải tiến liên tục mọi khâu trong chu trình liên kết theo sơ đồ dƣới đây. Mỗi khâu đều cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng và tác động hợp lý, việc thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện các khâu tiếp theo, ngƣợc lại, thực hiện tốt các khâu tiếp theo sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ và chất lƣợng của các khâu tiền đề. Giữa các khâu có mối quan hệ ràng buộc và ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau. Cần phải có thông tin chính xác về trực trạng của các khâu để có các biện pháp điều chỉnh, điều khiển hợp lý để tăng cƣờng liên kết giữa hai bên nhà trƣờng với DN. Sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao nếu nhƣ lãnh đạo của cả nhà trƣờng và DN đều ý thức tốt việc quản lý mối quan hệ liên kết cần theo các chu trình bằng các cách thức hợp lý. Nghĩa là họ phải thực hiện đúng chức năng của ngƣời lãnh đạo, của nhà quản lý.

Sơ đồ 1.9: Chu trình quản lý đào tạo liên kết giữa nhà trường với DN

Xác định nhu cầu liên kết

Phát triển kế hoạch liên kết

Xây dựng nội dung, chƣơng trình liên kết

Triển khai liên kết

Đánh giá liên kết Đ iều c hỉ nh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo liên kết

1.4.2.1 Cơ chế chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm mối quan hệ này bằng việc tạo ra cơ chế, chính sách để điều chỉnh. Việc liên kết giữa trƣờng dạy nghề và DN có tính khả thi hay không, yếu tố quyết định không phải là nhu cầu hay khả năng của các bên mà sự liên kết đó có đƣợc luật pháp cho phép hay chƣa. Nếu cho phép thì nằm ở trong phạm vi nào, do vậy khi thiết lập quan hệ liên kết, cả hai bên cần tính đến những giới hạn cho phép trong khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác, trong quá trình liên kết, cả hai bên cần phải thƣờng xuyên có những đề xuất, kiến nghị phù hợp với thực tiễn của sản xuất đến các cấp quản lý để cơ chế chính sách đƣợc nghiên cứu bổ sung hoàn thiện, có lợi cho liên kết.

1.4.2.2 Môi trường liên kết

Xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế có ảnh hƣởng tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia. Xu thế này đang ảnh hƣởng tích cực đến quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng và DN, nó là động lực thúc đẩy nhà trƣờng và DN xích lại gần nhau, cùng chung sức đào tạo ra đội ngũ lao động có chất lƣợng cao để đƣơng đầu với cạnh tranh và liên kết, không chỉ ở thị trƣờng lao động trong nƣớc mà cả thị trƣờng khu vực và quốc tế. Đối tác không chỉ giới hạn ở DN, ở trƣờng dạy nghề trong nƣớc mà có thể liên kết cả với nƣớc ngoài.

1.4.2.3 Các yếu tố bên trong mối quan hệ

- Năng lực của ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng và DN: Năng lực của ngƣời lãnh đạo chính là khả năng, năng lực quản lý. V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh vai trò của quản lý một cách hình ảnh nhƣ sau: "Liệu một trăm có mạnh hơn một nghìn không? Có chứ! Khi một trăm đƣợc tổ chức lại, tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên 10 lần". Việc "tổ chức lại" nhƣ thế nào đó là nghệ thuật của mỗi ngƣời lãnh đạo. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, ngƣời lãnh đạo cần phải đƣợc đào tạo về chuyên môn quản lý và quản lý đƣợc xem là môt khoa học, là nghệ thuật và là một nghề trong xã hội. Theo quy tắc Pareto (sự tối ƣu) thì 20 - 80% thất bại trong HĐ của tổ chức là do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quản lý. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong số những nguyên nhân thất bại, phá sản của các tổ chức, DN, cơ quan, đơn vị,...thì nguyên nhân thuộc về quản lý chiếm 55%. Lãnh đạo nhà trƣờng và DN cần phải nhận thức đƣợc liên kết giữa nhà trƣờng với DN là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay. Chất lƣợng đào tạo là xƣơng sống cho sự tồn tại và phát triển của nhà trƣờng và DN. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là chức năng của trƣờng dạy nghề, không thực hiện tốt chức năng thì không có lý do để tồn tại, còn nguồn nhân lực đƣợc đào tạo đó là động lực chính của DN.

- Thông tin về nhau: Thông tin là mạch máu của mọi hệ thống. Nếu xem quản lý là một hệ thống thì nhất thiết không đƣợc thiếu thông tin trong quá trình quản lý. Trong mối quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN nếu hai bên không có những thông tin cần thiết về nhu cầu và năng lực của nhau thì sẽ gây nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình liên kết.

- Nhu cầu và năng lực của mỗi bên: Năng lực của tổ chức đó là năng lực tài chính, năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực con ngƣời,... và năng lực quản lý. Năng lực thì có thể cải thiện dần theo quá trình song không có nhu cầu thì sẽ không có liên kết. Nhu cầu nhiều khi nó ở dạng tiềm ẩn, chỉ khi nào chủ thể nhận thức đƣợc đối tƣợng có khả năng thỏa mãn đƣợc nhu cầu thì lúc đó nhu cầu mới xuất hiện và nó trở thành động lực thúc đẩy chủ thể tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tƣợng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nhƣ vậy, với tƣ cách là các nhà quản lý, cả lãnh đạo nhà trƣờng và DN cần phải có nghệ thuật khơi dậy nhu cầu đang ở dạng tiềm ẩn cho tổ chức mình cũng nhƣ cho đối tác để thúc đẩy liên kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo với thực tiễn sản xuất: Sự năng động nhất trong nền kinh tế chính là DN. Nhạy bén và thích ứng nhanh với nhu cầu và yêu cầu của thị trƣờng là yếu tố sống còn của DN, do vậy họ luôn luôn thay đổi cách thức hoạt động để đáp ứng. Trong khi đó mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo thƣờng có xu thế thay đổi chậm hơn nên tạo ra khoảng cách giữa "cái nhà trƣờng có" với "cái doanh nghiệp cần". Cứ ở đâu khoảng cách này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc rút ngắn thì ở đó quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN sẽ thuận lợi.

1.4.2.4 Tính chất của lao động sản xuất ở DN:

Đối với một số lĩnh vực sản xuất đòi hỏi sự lƣu động về địa bàn nhƣ công trình xây dựng thì việc kết hợp giữa kế hoạch thực tập của nhà trƣờng và tiến độ công việc của DN sẽ khó khăn, điều này phải đƣợc chú ý khi ký hợp đồng liên kết. Cần lựa chọn các địa điểm hợp lý để đảm bảo nội dung, tiến độ thực tập.

Trong tổ chức sản xuất thƣờng đƣợc phân chia và chuyên môn hóa thành các tổ, đội, do vậy khi liên kết cũng cần phải có những phƣơng án cụ thể: hoặc chia học sinh thực tập về các tổ, đội hoặc nhận trọn gói một khối lƣợng công việc để học sinh thực tập sản xuất và kết hợp làm ra sản phẩm cho DN;

Nền kinh tế thị trƣờng khiến cho cả DN và nhà trƣờng luôn phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ, do vậy, không nên quá kỳ vọng có thể liên kết lâu dài với một đơn vị nào đó mà cả nhà trƣờng và DN phải luôn luôn tiếp cận với thị trƣờng lao động để kịp thời giải quyết các khó khăn nảy sinh, đồng thời sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ liên kết mới.

Vấn đề an toàn lao động có liên quan đến tính mạng con ngƣời, do vậy trong các hợp đồng liên kết phải phân rõ trách nhiệm cho các bên liên quan: trách nhiệm về giảng dạy, về kiểm tra, giám sát, về thực hiện an toàn cho ngƣời và máy móc, trang thiết bị, v.v…

Để tăng sức mạnh cạnh tranh, nhiều DN sẽ đầu tƣ công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Học sinh cần nắm chắc đƣợc nguyên lý vận hành của các công nghệ sản xuất hiện đại ấy trƣớc khi thực tập. Giữa hai bên nhà trƣờng và doanh nghiệp cần phải có sự phân định rõ ràng về công tác này.

1.4.3 Biện pháp quản lý đào tạo liên kết

Từ thực tiễn quản lý phát triển xã hội có thể hiểu biện pháp quản lý là phƣơng pháp, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể của chủ thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định. Tùy theo tính chất và mức độ của khách thể quản lý mà chủ thể quản lý có những biện pháp có tính chiến lƣợc, lâu dài hay những biện pháp quản lý có tính giai đoạn, thời kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biện pháp quản lý đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp đƣợc hiểu là cách thức tiến hành cụ thể của các chủ thể quản lý liên kết đào tạo nhằm tác động, giải quyết các thành tố trong đào tạo liên kết để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra theo chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nƣớc và cam kết giữa các bên tham gia đào tạo liên kết.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng dạy nghề chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ: mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo; phƣơng pháp đào tạo; đặc điểm HĐ học tập của học sinh; đội ngũ giáo viên dạy nghề; cơ sở vật chất, phƣơng tiện thiết bị dạy học; sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN. Trong các yếu tố trên, yếu tố liên kết giữa nhà trƣờng với DN có một vai trò đặc biệt, nhất là trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lƣợng sản phẩm, kể cả loại sản phẩm đặc biệt đó là nguồn nhân lực đã qua đào tạo.

Chƣơng 1 luận văn tập trung làm rõ các khái niệm có tính chất công cụ nhƣ quản lý, nhà trƣờng, doanh nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo liên kết và các hình thức đào tạo liên kết, quản lý đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp.

Quản lý đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp bao gồm: Quản lý quá trình xây dựng và thực hiện mục tiêu đào tạo, chƣơng trình đào tạo, phƣơng thức đào tạo, quản lý giáo viên, quản lý học sinh và quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề.

Chất lƣợng đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trên thực tế chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố bên trong và bên ngoài, đặ biệt là phụ thuộc và hiệu quả quản lý trong quá trình thực hiện nội dung và hình thức liên kết đào tạo.

Quản lý hoạt động đào tạo liên kết chịu sự chi phối bởi các yếu tố: cơ chế, chính sách, quy định của nhà nƣớc, môi trƣờng liên kết đào tạo, các yếu tố bên trong của chủ thể liên kết, tính chất lao động của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN KẾT GIỮA

TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1 VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

2.1 Trƣờng Trung cấp nghề Công trình 1 và quá trình thực hiện liên kết đào tạo với các doanh nghiệp tạo với các doanh nghiệp

2.1.1 Khái quát về trƣờng Trung cấp nghề Công trình 1

Trƣờng Trung cấp nghề Công trình 1 đƣợc thành lập theo quyết định số 2059/QĐ-BGTVT ngày 03/7/2007 của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở Trƣờng KTNV Công trình giao thông (thành lập từ năm 1971),

Tên giao dịch quốc tế: Vocational school of engineering N0 1. Tên viết tắt: VSE1.

Trụ sở trƣờng: Xã Tân Dân - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.35811363 Fax: 04.35811404.

Email: vse1.cienco1@gmail.com

Trƣờng có chức năng nhiệm vụ chính là: Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm đƣợc việc làm, tự tạo hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, của ngành Giao thông vận tải đào tạo theo nhu cầu xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣờng đƣợc Sở Lao động Thƣơng binh và xã hội Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: 51/2007/GCNĐKDN với các ngành nghề sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Danh mục nghề đào tạo:

TT Tên nghề đào tạo Trình độ đào tạo Ghi chú

1. Kỹ nghệ Sắt Trung cấp nghề

2. Hàn Trung cấp nghề

3. Lắp đặt cầu (Kích kéo) Trung cấp nghề 4. Vận hành máy thi công nền Trung cấp nghề

5. Điện dân dụng Trung cấp nghề

6. Sửa chữa máy xây dựng Trung cấp nghề

7. Lái cẩu Trung cấp nghề

8. Nề Trung cấp nghề

9. Mộc xây dựng Trung cấp nghề

10. Công nghệ ô tô Trung cấp nghề

11. Trắc địa xây dựng Trung cấp nghề 12. Lái xe ô tô hạng B1, B2, C;

mô tô hạng A1

* Quy mô đào tạo:

TT Nội dung đào tạo Lƣu lƣợng cấp

phép

Quy mô đào tạo thực tế/năm

Ghi chú

1. Đào tạo hệ Trung cấp nghề

800/năm 1.000

2. Đào tạo lái xe mô tô A1

120 (mặt cắt)

5.000 3. Đào tạo lái xe ô tô

hạng B1, B2, C 450 (mặt cắt) 1.500 * Cơ sở hạ tầng : + Diện tích đất sử dụng : 4.5 Ha. + Diện tích xây dựng : - Khu hiệu bộ : 760m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khu học lý thuyết : 600m2 + 1phòng TH tin học 60m2 (20 máy) + 1 phòng học Ngoại Ngữ 60 m2 (30 cabin). - Khu học thực hành : 920m2 nhà xƣởng + 2000m2 bãi thực tập - Hội trƣờng : 300m2, Thƣ viện : 60m2 - Khu ký túc xá : 3000m2 - Nhà ăn : Học sinh : 450m2 , Cán bộ CNV : 50m2 .

- Khu thể thao : Sân bóng đá : 4600m2 , Sân bóng chuyền : 162m2 , khu sân

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo liên kết với các doanh nghiệp của trường trung cấp nghề công trình 1 (Trang 39)