Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạoliên kết

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo liên kết với các doanh nghiệp của trường trung cấp nghề công trình 1 (Trang 41)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạoliên kết

1.4.2.1 Cơ chế chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm mối quan hệ này bằng việc tạo ra cơ chế, chính sách để điều chỉnh. Việc liên kết giữa trƣờng dạy nghề và DN có tính khả thi hay không, yếu tố quyết định không phải là nhu cầu hay khả năng của các bên mà sự liên kết đó có đƣợc luật pháp cho phép hay chƣa. Nếu cho phép thì nằm ở trong phạm vi nào, do vậy khi thiết lập quan hệ liên kết, cả hai bên cần tính đến những giới hạn cho phép trong khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác, trong quá trình liên kết, cả hai bên cần phải thƣờng xuyên có những đề xuất, kiến nghị phù hợp với thực tiễn của sản xuất đến các cấp quản lý để cơ chế chính sách đƣợc nghiên cứu bổ sung hoàn thiện, có lợi cho liên kết.

1.4.2.2 Môi trường liên kết

Xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế có ảnh hƣởng tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia. Xu thế này đang ảnh hƣởng tích cực đến quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng và DN, nó là động lực thúc đẩy nhà trƣờng và DN xích lại gần nhau, cùng chung sức đào tạo ra đội ngũ lao động có chất lƣợng cao để đƣơng đầu với cạnh tranh và liên kết, không chỉ ở thị trƣờng lao động trong nƣớc mà cả thị trƣờng khu vực và quốc tế. Đối tác không chỉ giới hạn ở DN, ở trƣờng dạy nghề trong nƣớc mà có thể liên kết cả với nƣớc ngoài.

1.4.2.3 Các yếu tố bên trong mối quan hệ

- Năng lực của ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng và DN: Năng lực của ngƣời lãnh đạo chính là khả năng, năng lực quản lý. V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh vai trò của quản lý một cách hình ảnh nhƣ sau: "Liệu một trăm có mạnh hơn một nghìn không? Có chứ! Khi một trăm đƣợc tổ chức lại, tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên 10 lần". Việc "tổ chức lại" nhƣ thế nào đó là nghệ thuật của mỗi ngƣời lãnh đạo. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, ngƣời lãnh đạo cần phải đƣợc đào tạo về chuyên môn quản lý và quản lý đƣợc xem là môt khoa học, là nghệ thuật và là một nghề trong xã hội. Theo quy tắc Pareto (sự tối ƣu) thì 20 - 80% thất bại trong HĐ của tổ chức là do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quản lý. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong số những nguyên nhân thất bại, phá sản của các tổ chức, DN, cơ quan, đơn vị,...thì nguyên nhân thuộc về quản lý chiếm 55%. Lãnh đạo nhà trƣờng và DN cần phải nhận thức đƣợc liên kết giữa nhà trƣờng với DN là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay. Chất lƣợng đào tạo là xƣơng sống cho sự tồn tại và phát triển của nhà trƣờng và DN. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là chức năng của trƣờng dạy nghề, không thực hiện tốt chức năng thì không có lý do để tồn tại, còn nguồn nhân lực đƣợc đào tạo đó là động lực chính của DN.

- Thông tin về nhau: Thông tin là mạch máu của mọi hệ thống. Nếu xem quản lý là một hệ thống thì nhất thiết không đƣợc thiếu thông tin trong quá trình quản lý. Trong mối quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN nếu hai bên không có những thông tin cần thiết về nhu cầu và năng lực của nhau thì sẽ gây nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình liên kết.

- Nhu cầu và năng lực của mỗi bên: Năng lực của tổ chức đó là năng lực tài chính, năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực con ngƣời,... và năng lực quản lý. Năng lực thì có thể cải thiện dần theo quá trình song không có nhu cầu thì sẽ không có liên kết. Nhu cầu nhiều khi nó ở dạng tiềm ẩn, chỉ khi nào chủ thể nhận thức đƣợc đối tƣợng có khả năng thỏa mãn đƣợc nhu cầu thì lúc đó nhu cầu mới xuất hiện và nó trở thành động lực thúc đẩy chủ thể tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tƣợng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nhƣ vậy, với tƣ cách là các nhà quản lý, cả lãnh đạo nhà trƣờng và DN cần phải có nghệ thuật khơi dậy nhu cầu đang ở dạng tiềm ẩn cho tổ chức mình cũng nhƣ cho đối tác để thúc đẩy liên kết.

- Mức độ phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo với thực tiễn sản xuất: Sự năng động nhất trong nền kinh tế chính là DN. Nhạy bén và thích ứng nhanh với nhu cầu và yêu cầu của thị trƣờng là yếu tố sống còn của DN, do vậy họ luôn luôn thay đổi cách thức hoạt động để đáp ứng. Trong khi đó mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo thƣờng có xu thế thay đổi chậm hơn nên tạo ra khoảng cách giữa "cái nhà trƣờng có" với "cái doanh nghiệp cần". Cứ ở đâu khoảng cách này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc rút ngắn thì ở đó quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN sẽ thuận lợi.

1.4.2.4 Tính chất của lao động sản xuất ở DN:

Đối với một số lĩnh vực sản xuất đòi hỏi sự lƣu động về địa bàn nhƣ công trình xây dựng thì việc kết hợp giữa kế hoạch thực tập của nhà trƣờng và tiến độ công việc của DN sẽ khó khăn, điều này phải đƣợc chú ý khi ký hợp đồng liên kết. Cần lựa chọn các địa điểm hợp lý để đảm bảo nội dung, tiến độ thực tập.

Trong tổ chức sản xuất thƣờng đƣợc phân chia và chuyên môn hóa thành các tổ, đội, do vậy khi liên kết cũng cần phải có những phƣơng án cụ thể: hoặc chia học sinh thực tập về các tổ, đội hoặc nhận trọn gói một khối lƣợng công việc để học sinh thực tập sản xuất và kết hợp làm ra sản phẩm cho DN;

Nền kinh tế thị trƣờng khiến cho cả DN và nhà trƣờng luôn phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ, do vậy, không nên quá kỳ vọng có thể liên kết lâu dài với một đơn vị nào đó mà cả nhà trƣờng và DN phải luôn luôn tiếp cận với thị trƣờng lao động để kịp thời giải quyết các khó khăn nảy sinh, đồng thời sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ liên kết mới.

Vấn đề an toàn lao động có liên quan đến tính mạng con ngƣời, do vậy trong các hợp đồng liên kết phải phân rõ trách nhiệm cho các bên liên quan: trách nhiệm về giảng dạy, về kiểm tra, giám sát, về thực hiện an toàn cho ngƣời và máy móc, trang thiết bị, v.v…

Để tăng sức mạnh cạnh tranh, nhiều DN sẽ đầu tƣ công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Học sinh cần nắm chắc đƣợc nguyên lý vận hành của các công nghệ sản xuất hiện đại ấy trƣớc khi thực tập. Giữa hai bên nhà trƣờng và doanh nghiệp cần phải có sự phân định rõ ràng về công tác này.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo liên kết với các doanh nghiệp của trường trung cấp nghề công trình 1 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)