Các loại hình liên kết giữa nhà trƣờng với DN trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo liên kết với các doanh nghiệp của trường trung cấp nghề công trình 1 (Trang 31)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3Các loại hình liên kết giữa nhà trƣờng với DN trong đào tạo nghề

Sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN đã đƣợc áp dụng phổ biến ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam và luôn thu đƣợc những kết quả nhất định. Có khá nhiều phƣơng thức liên kết giữa nhà trƣờng với DN. Dựa trên một số tiêu chí, tác giả phân loại các loại hình liên kết giữa nhà trƣờng với DN ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Phân loại trên cơ sở pháp lý

- Phƣơng thức nhà trƣờng nằm ngoài DN

Sơ đồ 1.3: Nhà trường nằm ngoài DN

Theo mô hình trên thì trƣờng dạy nghề không nằm trong các công ty, xí nghiệp mà trực thuộc các Bộ, Sở chủ quản, nhà trƣờng và DN là hai đơn vị độc lập nhau. Chƣơng trình đào tạo, phần "cứng" theo quy định chƣơng trình khung của Bộ LĐTB&XH chiếm khoảng 70 - 80%; phần "mềm" chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30% dành để nhà trƣờng bổ sung nội dung kiến thức và công nghệ mới; nghề đào tạo theo danh mục do Nhà nƣớc quy định, hiện bộ LĐTB&XH mới ban hành tạm thời danh mục 48 nghề đào tạo. Giáo viên chủ yếu là của nhà trƣờng, trong thời gian thực tập sản xuất có kết hợp với cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của DN để giảng dạy. Địa điểm học lý thuyết và thực hành cơ bản thƣờng ở tại trƣờng, thời gian thực tập sản xuất tại DN.

Ƣu điểm của phƣơng thức này là nhà trƣờng không bị lệ thuộc vào cơ sở sản xuất của DN, quá trình đào tạo đảm bảo đƣợc tiến độ chƣơng trình, học sinh có lý thuyết chuyên môn rộng, đáp ứng linh hoạt hơn với sự chuyển đổi của ngành nghề sau khi tốt nghiệp, cũng nhƣ có thể công tác ở nhiều loại hình sản xuất ở các DN khác nhau.

Nhƣợc điểm của phƣơng thức này là mối quan hệ giữa nhà trƣờng với các

HSPT Nhà trƣờng

(nơi tổ chức quá trình đào tạo)

HSTN

(H/s tốt nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh nghiệp khó thiết lập hoặc thiết lập ở mức thấp, đào tạo khó gắn với sử dụng. Hình thức liên kết để tổ chức quá trình đào tạo giữa nhà trƣờng và DN chủ yếu là hình thức đào tạo tuần tự, chỉ có một phần nhỏ tổ chức theo hình thức đào tạo luân phiên. Mức độ liên kết của phƣơng thức này thƣờng có giới hạn và rời rạc, tuy nhiên cũng có một số ít trƣờng hợp, sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN ở mức độ toàn diện.

- Phƣơng thức nhà trƣờng nằm trong DN

Sơ đồ 1.4: Nhà trường nằm trong DN

Theo mô hình này, trƣờng dạy nghề nằm trong DN nhƣ các tổng công ty, nhà máy, các hãng, tập đoàn sản xuất. Hiện nay mô hình này đã phổ biến ở trên thế giới, nhất là các nƣớc phát triển. Tại Việt Nam, nhiều trƣờng thuộc các DN đã đào tạo nghề cho DN của mình khá tốt nhƣ các trƣờng của tập đoàn VINASHIN (13 cơ sở đào tạo), tập đoàn LILAMA, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam v.v. Theo báo cáo tổng quan về dạy nghề của Bộ LĐTB&XH, đến tháng 5/2008 cả nƣớc có gần 150 nhà trƣờng thuộc các DN.

Đặc điểm của mô hình này là trình độ đào tạo từ SC đến CĐ, thời gian đào tạo

HSPT Nhà trƣờng

(nơi tổ chức quá trình đào tạo)

CNKT

(H/s tốt nghiệp

Cơ sở sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ 1 đến 3 năm, tùy theo nghề cụ thể mà đơn vị sản xuất yêu cầu. Nghề đào tạo theo chuyên ngành hẹp của DN. Mục tiêu, nội dung chƣơng trình cũng theo chƣơng trình chuẩn quốc gia, tuy nhiên tỷ lệ phần "mềm" đƣợc mở rộng hơn, chiếm khoảng 30% dành để bổ sung kiến thức và công nghệ mới trong thực tiễn sản xuất. Mô hình này cần sự liên kết giữa giáo viên nhà trƣờng và giáo viên kiêm chức của DN gồm các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề tham gia giảng dạy. Kinh phí chủ yếu do DN cung cấp, phần còn lại có thể do ngân sách Nhà nƣớc bổ sung, hoặc do học sinh đóng góp.

Ƣu điểm của phƣơng thức này là gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của chính các cơ sở sản xuất thuộc DN. Nội dung chƣơng trình đào tạo thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, cải tiến nhằm cập nhật những kiến thức mới về công nghệ, thiết bị hiện đại. Tận dụng đƣợc máy móc, thiết bị của DN phục vụ dạy nghề; huy động đội ngũ kỹ sƣ của DN tham gia giảng dạy về chuyên môn, về công nghệ mới, phƣơng pháp hạch toán và quản lý của DN.

Hình thức đào tạo này phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng nhƣ công nghệ của DN, do vậy tiết kiệm đƣợc thời gian đào tạo của ngƣời lao động và tiết kiệm chi phí cho DN.

Nhƣợc điểm, học sinh của các loại trƣờng này dễ bị động bởi các yêu cầu sản xuất nên các khóa học khó tiến hành đƣợc theo trình tự và bài bản, học sinh sau khi tốt nghiệp khi cần chuyển đổi nghề sẽ gặp khó khăn vì họ chỉ đƣợc đào tạo theo một chuyên ngành hẹp.

Tuy vậy, về lâu dài, khi sản xuất ổn định và phát triển, các DN làm ăn có lãi, đầu tƣ dây truyền công nghệ, trang thiết bị hiện đại thì hình thức đào tạo này là phù hợp hơn cả. Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế trên thế giới đang bị khủng hoảng, Việt Nam chúng ta không thể không bị ảnh hƣởng, Nhà nƣớc nên có những giải pháp tình thế để duy trì đào tạo ở một số trƣờng gặp khó khăn do Tổng công ty làm ăn kém hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phƣơng thức DN sản xuất nằm trong nhà trƣờng

Sơ đồ 1.5: DN sản xuất nằm trong nhà trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm của phƣơng thức này là nhà trƣờng vừa quản lý cơ sở đào tạo, vừa quản lý DN sản xuất. Đối với học sinh không chỉ đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết về nghề mà còn đƣợc trang bị kiến thức về DN và kinh doanh giúp họ tự biết cách thành lập doanh nghiệp để có thể trở thành ông chủ, tự giải quyết công việc làm ăn cho mình và tạo công ăn việc làm cho những ngƣời lao động khác. Theo phƣơng thức liên kết này những năm 90 trên thế giới, nhƣ ở Mỹ có làn sóng thành lập công ty giáo dục kinh doanh, mục đích cuối cùng của nó là thực hiện giảm chi, tăng thành quả, nâng cao chất lƣợng giáo dục, bồi dƣỡng cho học sinh có nhiều năng lực cạnh tranh, giành đƣợc sự tán đồng ủng hộ của công chúng. Ở Việt Nam cũng có một số trƣờng thành lập đơn vị sản xuất trong nhà trƣờng nhƣ Trƣờng công nhân cơ giới và xây dựng Quảng Ninh và trƣờng Mỏ Hữu Nghị Quảng Ninh đều có DN khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than. Năm 1993, chính phủ đã có quy định cấm các trƣờng dạy nghề mở cơ sở sản xuất thì DN sản xuất của các trƣờng

HSPT Cơ sở đào tạo

(nơi tổ chức quá trình đào tạo)

CNKT

(H/s tốt nghiệp)

Doanh nghiệp sản xuất

NHÀ TRƢỜNG

DN Ngoài xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này đã giải thể hoặc chuyển hƣớng hoạt động sang hình thức tiếp thị, nhận đảm bảo phần nhân công cho các DN. Nghị quyết TW2 khóa VIII đã cho phép thành lập lại đơn vị sản xuất ở trong các trƣờng dạy nghề. Đến nay, Điều lệ trƣờng CĐ nghề, Điều lệ trƣờng TC nghề, quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề do Bộ LĐTB&XH ban hành đã cho phép các trƣờng nghề đƣợc thành lập DN hoặc cơ sở sản xuất, dịch vụ.

Ƣu điểm của mô hình này là nhà trƣờng chuẩn bị hiện trƣờng cho học sinh thực hành cơ bản, thực tập sản xuất, học phƣơng pháp tổ chức và quản lý sản xuất để có thể trở thành chủ nhân của các DN vừa và nhỏ.

Nhƣợc điểm là khả năng thành lập và duy trì các DN sản xuất trong nhà trƣờng gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu năng lực quản lý về lĩnh vực kinh doanh và giáo dục của ngƣời lãnh đạo phải toàn diện. Đây là một thách thức không nhỏ nên tính hiệu quả của mô hình này chƣa cao. Trên thế giới phƣơng thức này đƣợc áp dụng ở một số nƣớc nhƣ Australia, Mỹ, v.v. song kết quả đạt đƣợc chỉ ở mức độ nhất định. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ, năng lực điều hành kinh doanh và quản lý đào tạo nghề của cán bộ còn hạn chế, chúng ta nên thận trọng khi duy trì phƣơng thức đào tạo này.

Nhƣ vậy, mỗi phƣơng thức liên kết và hình thức tổ chức quá trình đào tạo của các mô hình trên đều có những ƣu điểm và hạn chế khác nhau. Dù có khác nhau nhƣ thế nào thì ở mỗi mô hình đều đem lại những ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng đào tạo nghề và lợi ích cho cả hai bên đối tác nhà trƣờng và DN. Hiệu quả và chất lƣợng cao hay thấp còn phụ thuộc vào năng lực quản lý của mỗi chủ thể khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Phân loại theo hình thức liên kết đào tạo

- Hình thức liên kết đào tạo song hành

Nhà trƣờng LT + THCB Thi

DN TTSX TTSX TN

Sơ đồ 1.6: Hình thức liên kết đào tạo song hành

Hình thức liên kết này, quá trình đào tạo đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng và DN nhƣ sơ đồ trên. Thời gian học lý thuyết, thực hành cơ bản và thực hành sản xuất đƣợc diễn ra song song với nhau ở cả nhà trƣờng và DN.

- Hình thức liên kết đào tạo luân phiên

Nhà trƣờng Lý thuyết TH CB TH CB TH CB Thi DN TH SX TH SX TT SX TN

Sơ đồ 1.7: Hình thức liên kết đào tạo luân phiên

Quá trình đào tạo đƣợc tổ chức tại nhà trƣờng và ở DN. Học lý thuyết, tổ chức tại trƣờng; Thực hành cơ bản và thực hành sản xuất đƣợc tổ chức luôn phiên nhau, xen kẽ tại hai địa điểm: nhà trƣờng và DN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hình thức liên kết đào tạo tuần tự

Nhà trƣờng Lý thuyết Thực hành cơ bản Thi DN Thực tập sản xuất TN

Sơ đồ 1.8: Hình thức liên kết đào tạo tuần tự

Theo hình thức này thì quá trình đào tạo cũng đƣợc tổ chức tại hai địa điểm, ở nhà trƣờng và DN; quá trình đào tạo đƣợc tiến hành tuần tự, học song lý thuyết mới đến thực hành rồi đến thực tập sản xuất; ở giai đoạn học lý thuyết và thực hành cơ bản, học sinh học ở lớp, xƣởng trƣờng; giai đoạn cuối cùng, thực tập sản xuất đƣợc tổ chức tại doanh nghiệp.

Ba hình thức tổ chức quá trình đào tạo trên phản ánh các mức độ liên kết giữa nhà trƣờng và DN trong đào tạo nghề: Hình thức đào tạo song hành là mức độ cao nhất, thấp nhất là hình thức liên kết đào tạo tuần tự.

* Phân loại theo mức độ liên kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ liên kết toàn diện: Cả nhà trƣờng và DN đều có trách nhiệm nhiệm ngang nhau trong quá trình đào tạo ngƣời lao động. Sự liên kết này thể hiện ở tất cả các khâu: tuyển sinh, biên soạn nội dung chƣơng trình, tổ chức quá trình đào tạo, đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp và tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiêp, v.v.

- Mức độ liên kết có giới hạn: Nhà trƣờng và DN có sự liên kết ở mức độ thấp hơn so với mức kết hợp toàn diện. Sự liên kết này thể hiện ở việc DN có bổ sung nội dung chƣơng trình đào tạo, cho học sinh thực tập sản xuất, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, tiếp nhận một số học sinh đã thực tập tại DN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mức độ liên kết rời rạc: Nhà trƣờng đảm nhiệm quá trình đạo tạo trên tất cả các khâu, nội dung chƣơng trình hầu nhƣ không thay đổi, DN chỉ tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh thực tập ở giai đoạn cuối trƣớc khi thi tốt nghiệp, không hỗ trợ kinh phí đào tạo và chỉ tiếp nhận số lƣợng nhỏ học sinh sau khi tốt nghiệp.

Có thể nói nhà trƣờng luân cần đƣợc quan tâm đầu tƣ trọng điểm vì đây chính là những "lò" đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Mặc dù vậy, chỉ với nguồn ngân sách của nhà nƣớc thì không thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu của các cơ sở dạy nghề, cho nên bản thân nhà trƣờng cũng phải tự tạo ra những nguồn lực cho chính mình để tồn tại và phát triển theo cơ chế thị trƣờng. Việc nghiên cứu để vận dụng các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng sự liên kết với DN là đáp số cho bài toán huy động các nguồn lực phục vụ đào tạo.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo liên kết với các doanh nghiệp của trường trung cấp nghề công trình 1 (Trang 31)