8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Trong xu những năm qua, Trƣờng Trung cấp nghề Công trình 1 đã có sự chủ động liên kết đào tạo với DN để không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề theo hƣớng đáp ứng nhu cầu của DN. Tuy nhiên, do sự biến động liên tục của nền kinh tế Quốc tế và trong nƣớc luôn tác động trực tiếp đến HĐ sản xuất, kinh doanh của các DN, cũng nhƣ những cơ chế chính sách luôn có sự thay đổi để thích ứng đã tạo nên một môi trƣờng liên kết không mang tính ổn định. Điều này khiến cho các HĐ quản lý nhằm tăng cƣờng đào tạo liên kết với DN của nhà trƣờng chƣa thực sự thích ứng và đầy đủ. Do vậy, chúng tôi đã nghiên cứu để hoàn thiện và đổi mới các biện pháp quản lý nhằm không ngừng tăng cƣờng liên kết các bên để nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề theo hƣớng phù hợp với nhu cầu của DN.
Các biện pháp mà chúng tôi sẽ đề xuất sẽ dựa trên các nguyên tắc sau đây: - Đảm bảo tính pháp lý;
- Phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trƣờng; - Có tính bền vững và khả thi;
- Tuân thủ mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng và mục tiêu phát triển của DN; - Không làm ảnh hƣởng đến quy trình đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ quá trình sản xuất kinh doanh của DN;
- Có tác dụng góp phần phát triển cả quy mô và chất lƣợng của cả nhà trƣờng và DN;
- Không phá vỡ các biện pháp cũ mà nhà trƣờng đã và đang áp dụng; - Có thể kiểm tra, đánh giá trong quá trình áp dụng;
- Khi triển khai các biện pháp đƣợc đề xuất cần có sự chuẩn bị cả về nhân lực, vật lực và trí lực, do vậy cần có sự đầu tƣ, ủng hộ của tập thể nhà trƣờng, của DN và của các cấp quản lý;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mỗi biện pháp khi thực hiện cần tuân theo các trình tự của quá trình quản lý.