8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1.2 Quá trình thực hiện đào tạoliên kết với các doanh nghiệp:
Qua nghiên cứu các số liệu báo cáo đào tạo của nhà trƣờng, đặc thù của nhà trƣờng đào tạo các nghề chính thuộc về lĩnh vực xây dựng giao thông, đòi hỏi phải thực hành trên các thiết bị lớn đắt tiền nên vấn đề liên kết đào tạo với các doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp đã đƣợc nhà trƣờng chủ động thực hiện từ rất sớm. Mức độ và nội dung liên kết đƣợc quan tâm nhiều hơn trong vòng 10 năm trở lại đây khi nhà trƣờng đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo theo chủ trƣờng của nhà nƣớc. Tính bình quân trong vòng 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010 mỗi năm nhà trƣờng đã ký hợp đồng và gửi đƣợc trên 450 học sinh/năm thực tập nâng cao tại các công ty, trên 90% trong số đó đã đƣợc tiếp nhận vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Có thể kể đến một số doanh nghiệp là đối tác thƣờng xuyên liên kết đào tạo với nhà trƣờng nhƣ: Công ty CP Cầu 12, Công ty CP Cầu 14, Công ty Thi công Cơ giới 1, Công ty Công trình thủy-CIENCO1, Công ty Cầu Đƣờng 10-CIENCO1, Công ty Tƣ vấn thí nghiệm giao thông 1, Công ty Cổ phần Xi măng Chiềng Sinh, Công ty Cổ phần Sản xuất vật liệu 115…
Tùy theo đặc điểm, yêu cầu, tiềm năng của các doanh nghiệp có khác nhau, song khi tiến hành liên kết đào tạo, cả hai đều tập trung trao đổi, thống nhất về các vấn đề sau:
- Xác định nhu cầu, tiềm năng của hai bên. - Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo.
- Xác định nội dung, chƣơng trình liên kết đào tạo: Trong nội dung liên kết này hai bên đã thống nhất về mục tiêu đào tạo, chủ động những tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình đào tạo, sự phối hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành, sự phối hợp giữa cán bộ quản lý đào tạo và đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo…
- Phân công và xây dựng cơ chế phối hợp khi triển khai thực hiện. - Phối hợp trong kiểm tra, đánh giá và tiếp nhận đầu ra.