8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3 Liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp
1.3.1 Vai trò của liên kết đào tạo
Chất lƣợng đào tạo công nhân kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng với DN có một vai trò rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt. Vai trò của sự liên kết này nhằm tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo và đƣợc biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cần xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu và nhu cầu của thị trƣờng lao động. Phải cụ thể hóa mục tiêu và nội dung đào tạo từng nghề vào trong từng hợp đồng liên kết đào tạo với các DN trên nền tảng mục tiêu đào tạo mà Bộ GD - ĐT, Tổng cục dạy nghề đã ban hành.
Khi sự liên kết giữa hai bên đã đạt ở mức độ cao thì phải cùng nhau tổ chức biên soạn nội dung, xác định mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất ở DN. Thực hiện dạy cái gì mà thị trƣờng cần, ngƣời học cần chứ không dạy cái gì mà nhà trƣờng sẵn có giúp ngƣời lao động đáp ứng đƣợc những yêu cầu của các công nghệ sản xuất hiện đại sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh mục tiêu và nội dung đào tạo theo quy định của Nhà nƣớc, cần bổ sung một số yêu cầu về cập nhật kỹ thuật mới, về tác phong công nghiệp của ngƣời lao động trong một nền sản xuất lớn, kỹ năng giao tiếp, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng hòa nhập cộng đồng, kể cả phong tục tập quán ở các nơi ngƣời công nhân sẽ làm việc,v.v. Tuy nhiên, việc bổ sung mục tiêu, nội dung chƣơng trình phải đảm bảo nguyên tắc không vƣợt quá 30% chƣơng trình khung đƣợc cho phép.
b. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Trong cơ chế cũ, ngƣời giáo viên thƣờng có xu hƣớng khép mình ở trong khuôn viên nhà trƣờng, kiến thức mà họ có mang nặng tính hàn lâm, hàng năm không nhất thiết phải cập nhật và thay đổi. Để quá trình liên kết với DN thực sự đạt hiệu quả cao, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải có sự chuyển biến tích cực. Muốn vậy, cần lên kế hoạch cử giáo viên ban nghề đi tham quan, tập huấn thƣờng xuyên tại DN, đi đào tạo chuyên sâu về công nghệ mới theo xu thế của thị trƣờng và yêu cầu của DN. Chủ động tổ chức các lớp bồi dƣỡng, mời chuyên gia DN hoặc giáo viên có kiến thức công nghệ mới tham gia bồi dƣỡng cho giáo viên. Đây sẽ là cơ hội tốt để ngƣời giáo viên, cán bộ quản lý có điều kiện tiếp cận những tri thức, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, phƣơng pháp quản lý mới của DN, nhờ đó tự nâng cao năng lực của bản thân, góp phần quyết định chất lƣợng giờ giảng và hƣớng dẫn thực hành cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để tăng sức mạnh cạnh tranh, DN luôn cải tiến, đầu tƣ những công nghệ sản xuất hiện đại, họ có thể cung cấp cho nhà trƣờng các tài liệu về công nghệ, kỹ thuật mới nhất, phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ của thực tiễn sản xuất, đây là nguồn tƣ liệu quý để thày và trò cùng tham khảo và học tập. Cần tranh thủ sự đầu tƣ của DN về trang thiết bị, hoặc nhờ trang thiết bị để học sinh đƣợc thực tập trên mô hình có thực với các công nghệ sản xuất tiên tiến, đắt tiền mà trƣờng dạy nghề không thể mua sắm nổi.
Về tài chính, thông qua các hợp đồng đào tạo, cần tận dụng nguồn kinh phí của DN với tƣ cách là đơn vị tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp để họ đóng góp kinh phí cho nhà trƣờng; hoặc các DN trả tiền cho nhà trƣờng vì học sinh của trƣờng đã làm ra sản phẩm cho họ trong quá trình thực tập sản xuất tại DN. Nguồn kinh phí này sử dụng để phục vụ đào tạo cũng nhƣ nâng cao phúc lợi, đời sống vật chất và tinh thần cho thày và trò.
d- Thúc đẩy đổi mới về công tác quản lý đào tạo
Sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN sẽ tác động đến việc sắp xếp, hoàn thiện lại tổ chức bộ máy của nhà trƣờng, đòi hỏi phải xuất hiện các bộ phận làm nhiệm vụ tƣ vấn, điều hành, kiểm tra, duy trì mối quan hệ, đồng thời cũng có các bộ phận bị thu hẹp lại để phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao. Sự liên hệ qua lại giữa các bộ phận, phòng ban, tổ bộ môn trong trƣờng do vậy cần khăng khít hơn, tạo điều kiện thống nhất đoàn kết nội bộ.
Cũng do có sự liên kết với các DN, cơ chế quản lý cần phải "thoáng" hơn, dân chủ hơn, ngƣời hiệu trƣởng phải thâm nhập thực tế, học hỏi, trao đổi, bàn bạc, suy nghĩ để dẫn dắt nhà trƣờng phát triển. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập, sáng tạo, phát huy quyền dân chủ của mình để xây dựng nhà trƣờng. Đối với học sinh cũng cần đƣợc tham gia, góp ý kiến vào những kế hoạch đào tạo, thực tập sản xuất của nhà trƣờng, v.v.
đ- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo
Công cụ và phƣơng pháp để tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng đào tạo cần phải khách quan và chính xác; vì lợi ích của mình DN sẽ quan tâm đến việc kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với nhà trƣờng trong xây dựng mục tiêu, biên soạn nội dung chƣơng trình cũng nhƣ nội dung kiểm tra, thi hết môn và thi tốt nghiệp.
Việc thi thực hành nên tổ chức tại doanh nghiệp, kết quả thi là các sản phẩm có thể tiêu thụ đƣợc, học sinh sẽ rất phấn khởi, hào hứng; mặt khác, Ban giám khảo trong đó có đại diện DN là phó chủ tịch hội đồng sẽ đánh giá nghiêm túc, khách quan và chính xác kết quả học tập của học sinh. Học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tham gia sản xuất đƣợc ngay.
Cuối cùng, nhà trƣờng nên căn cứ vào kết quả khảo sát, dự báo về nhu cầu của thị trƣờng lao động và tình hình học sinh tốt nghiệp đang làm việc tại các DN để có định hƣớng về sự phát triển của các ngành, nghề trong thời gian tới, từ đó quyết định đến số lƣợng, chủng loại máy móc, thiết bị cần đầu tƣ, xây dựng mục tiêu giảng dạy, bồi dƣỡng giáo viên, chuẩn bị các điều kiện cho công tác đào tạo những năm sau. Nhƣ vậy, việc xác lập sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN sẽ có tác dụng tích cực, to lớn quyết định đến chất lƣợng đào tạo đội ngũ ngƣời lao động hiện nay theo hƣớng phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của thị trƣờng lao động trong xu thế toàn cầu và hội nhập.
e- Nâng cao chất lượng đào tạo
- Chất lƣợng trong của đào tạo:
Nhờ nắm bắt đƣợc yêu cầu đào tạo thể hiện ở đơn đặt hàng của các doanh nghiệp mà nhà trƣờng có kế hoạch chỉ đạo việc mua sắm các thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, xƣởng thực hành phù hợp với mục tiêu và nội dung chƣơng trình đề ra, nhƣ vậy đạt hiệu quả về đầu tƣ kinh phí.
Theo phƣơng thức này, tại thời điểm tuyển sinh, nhà trƣờng và DN có thể tổ chức cho ngƣời học ký quỹ một số tiền "đặt cọc" nhất định để giữ chỗ làm việc của mình cho đến khi tốt nghiệp. Đây là một hình thức góp vốn để đầu tƣ cho sự đổi mới công nghệ tại DN và cũng góp phần tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo.
Ngƣời học nghề theo hợp đồng đào tạo sẽ yên tâm vì đã xác định đƣợc địa chỉ làm việc trong tƣơng lai của mình ở DN nên cố gắng trong học tập, có động cơ, mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đích học tập đúng đắn. Kết quả học tập thực chất, đáp ứng đƣợc những yêu cầu khách quan của DN.
- Chất lƣợng ngoài của đào tạo
Năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với đời sống xã hội và thị trƣờng lao động, những giá trị sử dụng và đóng góp thực tế cho xã hội của ngƣời tốt nghiệp đã đƣợc rèn luyện qua phƣơng thức liên kết giữa nhà trƣờng và DN trong đào tạo, do vậy, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm sẽ đƣợc tăng lên.
Khi ký kết hợp đồng đào tạo, DN đã có kế hoạch giao việc cho từng học sinh sau khi tốt nghiệp, nếu DN không còn nhu cầu tuyển dụng một số học sinh nào đó thì với kiến thức, kỹ năng và khả năng thích ứng cao, các em có thể tham gia lao động ở DN khác hoặc tự mình đi tìm kiếm việc làm. Khoảng thời gian phải đi tìm việc làm đƣợc rút ngắn. Nhƣ vậy chất lƣợng đào tạo ngoài cũng đƣợc nâng lên.
Ngƣời lao động đƣợc đào tạo theo phƣơng thức này sau khi tốt nghiệp tuổi đời còn rất trẻ, nắm đƣợc công nghệ tiên tiến, có phản xạ nhanh, có sức khỏe, khả năng thích ứng tốt, họ sẽ khẳng định đƣợc mình trong công việc, đó là cơ sở để các chủ DN cân nhắc đề bạt. Họ có thể thành đạt ngay cả khi tham gia vào các DN tƣ nhân, thậm chí tự mình đứng ra thành lập và điều hành DN. Tóm lại, muốn nâng cao đƣợc mặt chất lƣợng, đào tạo nghề phải gắn với sản xuất, với nhu cầu và yêu cầu thị trƣờng lao động thì các trƣờng đào tạo phải liên kết với các doanh nghiệp. Mặt khác chất lƣợng đào tạo ngày một nâng lên sẽ làm cho mối quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN phát triển từ mức độ liên kết thấp chuyển dần lên mức độ liên kết cao (từ kết hợp, phối hợp đến tích hợp), từ liên kết một mặt sang quan hệ nhiều mặt: đào tạo ngắn hạn, bồi dƣỡng nâng bậc thợ cho công nhân, nhà trƣờng trở thành "đại lý bán hàng" cho DN, là nơi thực nghiệm những công nghệ, vật liệu mới trƣớc khi đƣa vào sản xuất đại trà. Phát triển từ liên kết song phƣơng sang liên kết đa phƣơng, tức liên kết với nhiều doanh nghiệp với những mối quan hệ khác nhau. Chất lƣợng đào tạo đƣợc đảm bảo giúp cho nhà trƣờng tăng uy tín, là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ liên kết với nhiều DN, do đó mở rộng quy mô, loại hình đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.2 Nội dung của liên kết đào tạo nghề
Do cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập, các DN rất cần đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, thích ứng nhanh với yêu cầu của sản xuất, họ thực sự kỳ vọng ở các nhà trƣờng. Với tƣ cách là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực, nhà trƣờng cũng luôn phải cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm đào tạo. Sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN bởi vậy là tất yếu khách quan, nó diễn ra theo quy luật cung - cầu.
* Trong thực tế, mối quan hệ liên kết này có thể diễn ra rất đa dạng, phong phú trên nhiều mặt:
- Sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN trong việc triển khai xây dựng mục tiêu và nội dung đào tạo theo quy chế của Bộ GD - ĐT và Tổng cục dạy nghề ban hành. Mặt khác khi xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phải xét đến tính đặc thù của DN là nơi sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp;
- Tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp cuối khóa cho học sinh; - Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề;
- DN đóng góp nguồn lực cho quá trình đào tạo nhƣ: Kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị, các chuyên gia, thợ bậc cao, v.v.
- Liên kết trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động qua việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng với DN để từ đó xác định nhu cầu đào tạo: số lƣợng, cơ cấu ngành nghề, bậc thợ, hình thức đào tạo (đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng bậc, v.v.).
* Để liên kết nhà trường với DN hiệu quả cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Liên kết đào tạo đảm bảo mục tiêu đào tạo đề ra, không làm ảnh hƣởng đến quy trình đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ tiến độ sản xuất của DN, mà trái lại nó góp phần vào sự phát triển của hai đơn vị, có lợi cho cả hai đơn vị;
- Quá trình liên kết đào tạo phải đảm bảo tính giáo dục, nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, không quá thiên về lợi ích kinh tế mà bỏ qua tính giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sinh trong quá trình đào tạo: Vừa sức về trình độ nhận thức công nghệ, về sức khỏe, v.v.
* Những điều kiện đảm bảo liên kết đào tạo giữa nhà trường với DN:
- Điều kiện về mặt pháp lý: Phải quán triệt các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng mối quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN; cần hình thành một hệ thống chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng và các bộ, ngành để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng và sắp xếp việc làm hợp lý.
Các quy định của Nhà nƣớc đối với DN liên quan đến đào tạo nhƣ: Thuế liên quan đế chi phí đào tạo, tỷ lệ công nhân kỹ thuật trên tổng số ngƣời lao động, cung cấp thông tin về nguồn nhân lực, v.v.; Thành lập các đơn vị sản xuất trong các nhà trƣờng nhƣ Nghị quyết TW2 khóa VIII đã đề ra; chính sách đầu tƣ cho các nhà trƣờng.
- Điều kiện về tổ chức: Đổi mới bộ máy và phƣơng thức điều hành nhằm tăng cƣờng sự liên kết nhƣ: Thành lập tổ tiếp thị, các quy định, chế độ đối với phƣơng thức liên kết.
1.3.3 Các loại hình liên kết giữa nhà trƣờng với DN trong đào tạo nghề
Sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN đã đƣợc áp dụng phổ biến ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam và luôn thu đƣợc những kết quả nhất định. Có khá nhiều phƣơng thức liên kết giữa nhà trƣờng với DN. Dựa trên một số tiêu chí, tác giả phân loại các loại hình liên kết giữa nhà trƣờng với DN ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Phân loại trên cơ sở pháp lý
- Phƣơng thức nhà trƣờng nằm ngoài DN
Sơ đồ 1.3: Nhà trường nằm ngoài DN
Theo mô hình trên thì trƣờng dạy nghề không nằm trong các công ty, xí nghiệp mà trực thuộc các Bộ, Sở chủ quản, nhà trƣờng và DN là hai đơn vị độc lập nhau. Chƣơng trình đào tạo, phần "cứng" theo quy định chƣơng trình khung của Bộ LĐTB&XH chiếm khoảng 70 - 80%; phần "mềm" chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30% dành để nhà trƣờng bổ sung nội dung kiến thức và công nghệ mới; nghề đào tạo theo danh mục do Nhà nƣớc quy định, hiện bộ LĐTB&XH mới ban hành tạm thời danh mục 48 nghề đào tạo. Giáo viên chủ yếu là của nhà trƣờng, trong thời gian thực tập sản xuất có kết hợp với cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của DN để giảng dạy. Địa điểm học lý thuyết và thực hành cơ bản thƣờng ở tại trƣờng, thời gian thực tập sản xuất tại DN.
Ƣu điểm của phƣơng thức này là nhà trƣờng không bị lệ thuộc vào cơ sở sản