8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3. Đánh giá, phân tích nguyên nhân của kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân của
Qua các nội dung khảo sát thực trạng đào tạo liên kết giữa trƣờng Trung cấp nghề Công trình 1 với các doanh nghiệp trong những năm qua, chúng tôi thấy: * Về mặt mạnh:
- Hiệu trƣởng có bề dày kinh nghiệm về tổ chức quản lý quá trình đào tạo nghề và thâm niên công tác. Đã có những mạnh dạn đột phá trong việc liên kết với các đối tác để huy động nguồn kinh phí, trang thiết bị dạy nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiệm vụ.
- Chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng đang đƣợc nâng lên; mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp đang dần đƣợc chú trọng.
- Cơ chế chính sách, môi trƣờng liên kết thông thoáng, đang đƣợc các cấp bộ ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng khuyến khích và ủng hộ.
* Mặt yếu:
- Về cơ cấu các nghề đào tạo chƣa chƣa sát với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp do khó khăn về kinh phí đầu tƣ.
- Về đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lƣợng vừa yếu về chất lƣợng so với yêu cầu thực tiễn của công tác dạy nghề hiện nay.
- Về cơ sở vật, chất trang thiết bị phục vụ dạy nghề nghèo nàn và lạc hậu, vẫn còn tình trạng phải tận dụng những máy móc thiết bị đã hỏng ở các doanh nghiệp và trang thiết bị tự chế để dạy nghề. Diện tích phòng học lý thuyết và thực hành nghề còn thiếu. Việc huy động nguồn kinh phí trang bị cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề còn ỷ lại nhà nƣớc.
- Chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo chuyển biến chƣa tích cực, chƣa bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, việc đổi mới còn chậm, chƣa thƣờng xuyên đƣợc cập nhật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song phƣơng pháp đào tạo nhìn chung vẫn mang tính truyền thụ một chiều, chƣa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo của ngƣời học. Phong trào nghiên cứu khoa học còn thấp, chƣa kết hợp tốt giữa học tập chính khóa với ngoại khóa. Nội dung kiểm tra, thi còn thiếu tính thống nhất.
* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về quản lý đào tạo liên kết.
+ Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chƣa đồng bộ, chƣa đủ mạnh để tạo động lực thúc đẩy liên kết.
- Thiếu hệ thống thông tin dự báo về nhu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và ngành đào tạo.
- Nguồn kinh phí phục vụ mua sắm trang thiết bị, bồi dƣỡng năng lực giáo viên cán bộ quản lý chƣa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.
+ Nguyên nhân chủ quan
- Trong công tác quản lý, một số đồng cán bộ quản lý còn chịu ảnh hƣởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chƣa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến chất lƣợng đào tạo theo hƣớng "cung" sang "cầu".
- Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc chuẩn hóa, và còn thiếu. Cán bộ làm công tác quản lý, giúp việc hiệu trƣởng chƣa có nhiều kinh nghiệm trong điều hành công tác đào tạo nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chƣa đồng bộ, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ và quy mô của các trƣờng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề còn hạn chế, đang trong giai đoạn từng bƣớc hoàn thiện.
- Tính năng động, sáng tạo của nhà trƣờng còn hạn chế, chƣa bắt kịp yêu cầu phát triển của thị trƣờng và xã hội để chủ động trong việc chọn nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng nhƣ tổ chức quá trình đào tạo.
- Quy mô, cơ cấu các nghề đào tạo chậm đổi mới theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng, chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề truyền thống, hoặc đào tạo theo khả năng đã có.
- Chƣa kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học của học viên, giữa học tập chính khóa với ngoại khóa, v.v.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong những năm gần đây , trƣờng Trung cấp nghề Công trình 1 đã có sự đổi mới tƣơng đối toàn diện trong công tác đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trƣờng và các doanh nghiệp. Qua tổng hợp và phân tích thực trạng đào tạo liên kết cho thấy tiềm năng phát triển đào tạo nghề của Trƣờng Trung cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghề Công trình 1 nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là rất lớn.
Đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp là phƣơng hƣớng đúng đắn, có hiệu quả và thực sự đã nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo nghề tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi tốt nghiệp có việc làm ngay.
Quản lý đào tạo liên kết trong những năm qua đã có những đổi mới về mặt nội dung và cách thức. Trong 18 nội dung đào tạo liên kết qua điều tra cho thấy đều đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt. Các khâu quản lý từ xác định nhu cầu liên kết, xây dựng kế hoạch, xác định nội dung chƣơng trình đến triển khai và đánh giá đã đƣợc chú trọng.
Tuy vậy, các nội dung đƣợc triển khai trong hoạt động quản lý đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng và DN đang sử dụng chƣa thực sự thiết thực và hiệu quả. Trên thực tế sự liên kết này diễn ra một cách tự phát và hình thức, mức độ chƣa cao, hệ quả của nó là chất lƣợng đào tạo nghề hiện nay chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc so với nhu cầu của DN.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng với DN nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của DN, cần tập trung nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện một số biện pháp quản lý đào tạo liên kết có tính cấp thiết và khả thi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN KẾT GIỮA
TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG TRÌNH 1 VỚI CÁC DOANH NGHIỆP