Giải pháp trước mắt:

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 78)

- Cơ quan đăng ký GDBĐ đối với động sản.

a. Giải pháp trước mắt:

 Việt Nam cần khắc phục tình trạng văn bản pháp luật được ban hành thiếu thống nhất, không đồng bộ và kịp thời, dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thực hiện. Theo đó, trước khi ban hành văn bản pháp luật về đăng ký GDBĐ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành trao đổi, khảo sát và tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá

nhân, đặc biệt là các TCTD về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản.

 Giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký GDBĐ cần cải tiến cơ chế phối hợp hiệu quả, khoa học. Sự lỏng lẻo trong phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký GDBĐ thời gian qua cần nhanh chóng được khắc phục.

 Xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định

về đăng ký GDBĐ, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ quan đăng ký, cán bộ đăng ký. Đồng thời, cần phát huy tính minh bạch, cơng khai trong các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký GDBĐ.

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký GDBĐ theo

hướng đổi mới phương pháp, cách thức thực hiện và mở rộng phạm vi đối tượng tuyên truyền, phổ biến. Đa dạng hoá phương thức, biện pháp tuyên truyền là một trong những cách thức quan trọng để pháp luật về đăng ký GDBĐ nhanh chóng đi vào cuộc sống.

 Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ đăng ký,

cán bộ quản trị mạng về đăng ký GDBĐ, vì những yếu kém về năng lực của đội ngũ này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)