Nghĩa của việc đảm bảo cơ chế pháp lý chặt chẽ về đăng ký giao dịch đảm bảo đối với hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 63 - 64)

- Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐCP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm thì các trường hợp bắt buộc phải đăng ký gồm:

3.1 nghĩa của việc đảm bảo cơ chế pháp lý chặt chẽ về đăng ký giao dịch đảm bảo đối với hoạt động tín dụng ngân hàng

bảo đối với hoạt động tín dụng ngân hàng

Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ nói riêng là một tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh mà ở đó, các yếu tố cấu thành nên thị trường đều mang tính đồng bộ. Xét dưới góc độ yêu cầu của thực tiễn, một khung pháp lý tốt về GDBĐ phải thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dùng tài sản của mình để đảm bảo cho các khoản vay tín dụng. Sử dụng tài sản đảm bảo là quyền của các doanh nghiệp, cá nhân. Do vậy, pháp luật về vấn đề này phải quy định một cách linh hoạt, mềm dẻo để doanh nghiệp, cá nhân có thể thực thi quyền của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng, chính xác và tiết kiệm nhất.

Pháp luật về GDBĐ cần phải rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính thực thi, hiệu lực trên thực tế, đảm bảo được quyền lợi của bên vay vốn và quyền lợi của các TCTD với tư cách là bên cấp tín dụng là điều kiện tiên quyết hàng đầu. Tuy nhiên, điều đó cũng khơng nằm ngồi mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với các giao dịch này để đảm bảo sự quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.

3.1.1 Dưới góc độ quản lý nhà nước:

Nhà nước có vai trị điều tiết nền kinh tế nói chung dựa trên các chính sách kinh tế và pháp luật. Việc ban hành các quy định của pháp luật nội dung là GDBĐ và pháp luật hình thức về đăng ký GDBĐ là một trong những biện pháp quản lý khá hữu hiệu các rủi ro có thể xảy ra trong giao dịch dân sự. Từ đó, có thể ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò này thể hiện:

Thứ nhất, thông qua việc xây dựng và ban hành một cơ chế đăng ký đơn giản,

thuận tiện và một hệ thống cơ quan đăng ký dễ tiếp cận, tạo điều kiện cho các chủ nợ, các nhà đầu tư dễ dàng, nhanh chóng xác định được quyền và lợi ích của mình đối với tài sản bảo đảm, các khoản đầu tư, Nhà nước đã góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tạo môi trường thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch kinh doanh, thương mại.

Thứ hai, thông qua việc ban hành các quy định về đăng ký GDBĐ, Nhà nước đã

xây dựng một hành lang pháp lý an tồn giúp các thành phần kinh tế có thể vừa thu hút vốn đầu tư (thông qua thị trường tài chính), vừa tiếp tục sử dụng các nguồn lực kinh tế hiện có để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, phát triển nền kinh tế thị trường địi hỏi phải có một sự đồng bộ các yếu

tố như thị trường sức lao động, thị trường vốn, thị trường nguyên vật liệu,….Việc đảm bảo cơ chế pháp lý chặt chẽ trong hoạt động đăng ký giao dịch đảm bảo cịn là cơng cụ

quan trọng giúp Nhà nước hoàn thành việc đồng bộ yếu tố về thị trường vốn – một yếu tố cần thiết có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)