Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nội dung về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 38 - 42)

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.2 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nội dung về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng

đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng

2.2.1 Thực trạng về vấn đề tìm hiểu thơng tin trước khi thiết lập và tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm của các tổ chức tín dụng.

Một trong những chức năng cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền đăng ký GDBĐ là cung cấp thông tin về GDBĐ. Khách hàng là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu có u cầu cung cấp thơng tin về tài sản của các cá nhân, tổ chức khác đã thực hiện giao dịch cầm cố, thế chấp hay chưa đều có thể nộp đơn u cầu cung cấp thơng tin. Các cơ quan đăng ký sẽ dựa trên các thông tin lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm để cung cấp cho khách hàng có u cầu. Thơng tin này sẽ được cung cấp theo tên của chủ sở hữu tài sản hoặc theo thông tin về tài sản. Ví dụ như: Khách hàng yêu cầu cung cấp thơng tin đối với cá nhân có tên là Nguyễn Văn A hay tổ chức là Cơng ty X nào đó, thì cơ quan đăng ký sẽ dựa trên phần mềm lưu trữ để cung cấp cho người có u cầu tất cả các thơng tin về tài sản đã được đăng ký (tài sản thuộc sở hữu của họ đã được cầm cố, thế chấp và bắt buộc phải đăng ký theo quy định). Hoặc bên có u cầu cung cấp thơng tin theo mô tả chi tiết về tài sản (quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận QSDĐ, thông tin về số khung/số máy xe ôtô,…). Đây là một trong những chức năng có ý nghĩa hết sức thiết thực cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào muốn thiết lập một giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của đối tác. Tuy nhiên, công tác này hiện nay chưa được các TCTD quan tâm và biết ứng dụng nhiều trước khi thiết lập hợp đồng đảm bảo với khách hàng. Theo thống kê của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thì tỷ lệ đơn yêu cầu cung cấp thông tin của các khách hàng là cá nhân, tổ chức, thậm chí là các TCTD yêu cầu cung cấp thông tin là rất thấp. Theo thống kê của Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm thì từ 03/2002 đến 03/2008 các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục tiếp nhận và giải quyết 291.175 đơn yêu cầu và 4.717 đơn yêu cầu cung

cấp thông tin23. Như vậy, lượng khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thơng tin trước khi xác lập giao dịch bảo đảm chỉ chiếm khoảng 1,6% số lượng đơn nộp vào. Trong khi ở các nước phát triển, yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản của đối tác trong giao dịch là việc làm hàng đầu của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, số lượng đơn yêu cầu cung cấp thông tin luôn lớn hơn đơn yêu cầu đăng ký. Thực tiễn này xuất phát từ công tác đăng ký GDBĐ chỉ mới được triển khai từ năm 2002 đến nay và vẫn còn khá mới mẽ đối với nhiều người. Việc thực hiện công tác đăng ký cho các giao dịch cầm cố, thế chấp đối với tài sản đảm bảo vẫn còn mang ý nghĩa thực hiện cho xong thủ tục trước khi giải ngân cho khách hàng theo quy định. Hơn nữa, với truyền thống pháp luật trước đây về đảm bảo tiền vay (Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung) thì một tài sản chỉ đảm bảo cho một nghĩa vụ và tại một TCTD, giá trị tài sản đảm bảo bắt buộc phải lớn hơn giá trị khoản vay nên các TCTD cũng không cần thiết phải đăng ký để xác định quyền ưu tiên nữa. Vì vậy, việc xin cung cấp thơng tin được xem là một bước làm chậm đi quá trình xét hồ sơ vay vốn và mất nhiều thời gian cũng như chi phí.

Cơng tác tìm hiểu thơng tin trước khi xác lập GDBĐ nếu được phát huy và tận dụng tốt sẽ là một trong những kênh thông tin quan trọng về mặt pháp lý của tài sản đảm bảo giúp cho các TCTD hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Nhất là khi các quy định về tài sản đảm bảo trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã mở ra một hướng mới. Tài sản đảm bảo có thể đảm bảo thực hiện cho nhiều nghĩa vụ và tại các TCTD khác nhau, giá trị tài sản đảm bảo là do các bên thỏa thuận. Giá trị tài sản có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng các giá trị nghĩa vụ được đảm bảo (trừ trường hợp thế chấp nhà ở thì Luật nhà ở 2005 bắt buộc giá trị nhà phải lớn hơn giá trị khoản vay). Chính vì thế, các cá nhân, tổ chức có tài sản đảm bảo có giá trị lớn hay nhỏ đều có thể đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhiều lần miễn là được bên nhận đảm bảo là các TCTD chấp nhận. Và bên nhận đảm bảo không thể chắc rằng tài sản này chưa từng được thế chấp ở bất kỳ nơi nào, nhất là đối với động sản. Vì khi thế chấp và đăng ký thế chấp không thể hiện trên giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như đối với bất động sản là quyền sử dụng đất, sử dụng rừng,…. Khi đăng ký đối với các tài sản này, cơ quan có thẩm quyền “ghi chú” vào trang bổ sung hoặc chính giấy tờ đó. Khi xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng, các Ngân hàng có thể dễ dàng nhận ra tài sản đã được thế chấp hay chưa. Hơn nữa, trong quá trình nhận thế chấp thì hầu hết các TCTD cũng giữ luôn bản gốc các giấy tờ này nên bên thế chấp khó có thể mang đi thế chấp tiếp. Cịn với động sản thì chỉ một số tài sản là có chứng nhận quyền sở hữu: phương tiện vận tải, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá ghi danh,… nhưng khi đăng ký đối với các tài sản này, pháp luật cũng không bắt buộc phải ghi chú. Và đối với đa phần các tài sản khác (máy móc thiết bị, ngun vật liệu, hàng hố,…) thì khơng có đăng ký sở hữu

23

Thống kê trong “Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Luật đăng ký GDBĐ” (01/2008) – Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp.

nên nếu muốn nhận đảm bảo, các TCTD khơng cịn biện pháp nào khác hơn là xin thông tin về tài sản đảm bảo tại cơ quan đăng ký. Đây là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh, hạn chế trường hợp chủ tài sản đã dùng tài sản này đảm bảo cho một nghĩa vụ khác. Trong trường hợp xấu nhất phải xử lý tài sản thì TCTD sẽ có quyền ưu tiên thanh toán nhưng chưa được TCTD quan tâm.

Việc hình thành nên một hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức (nhất là các TCTD) mang ý nghĩa hết sức thiết thực. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến công tác này để các cá nhân, tổ chức biết đến và vận dụng thì cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc đăng ký GDBĐ đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các VPĐKQSDĐ hay Phòng TNMT chủ yếu là đăng ký theo chủ thể (tên của chủ sở hữu ghi trong Giấy chứng nhận) chứ không đăng ký dựa trên tài sản đảm bảo nên việc cung cấp thông tin sẽ khơng đảm bảo tính chính xác trong mọi trường hợp vì chủ thể của các giao dịch thường thay đổi mà hệ thống cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan đăng ký trong phạm vi tỉnh/thành phố cũng chưa được liên thông. Cộng thêm một nguyên tắc đăng ký được các cơ quan đăng ký áp dụng là đăng ký theo kê khai nên trong trường hợp sai sót do lỗi kỹ thuật (sai lỗi chính tả, lỗi của cán bộ nhập liệu,....) thì việc cung cấp thông tin này cũng dễ dẫn đến sự sai lệch mà trách nhiệm không thuộc cơ quan đã cung cấp thông tin. Điều này cũng là một trong các nguyên nhân làm cho công tác đăng ký cung cấp thông tin về GDBĐ còn chưa thực sự phát huy được hiệu quả trên thực tế.

2.2.2 Thực trạng về việc xác định thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm

Như đã phân tích ở phần trên, chúng ta thấy rằng hệ thống các cơ quan có thẩm quyền đăng ký GDBĐ hiện nay cịn đang phân tán. Nếu tính ln cả tàu bay, tàu biển thì hiện nay chúng ta có tất cả 4 cơ quan đầu mối : Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đăng ký GDBĐ đối với tàu bay, Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực (03 Chi cục: ở TP Hải Phịng, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh tùy theo tàu thuyền được đăng ký lần đầu ở đâu) đăng ký đối với tàu biển; Bộ Tài nguyên – Môi trường quản lý một hệ thống gồm 64 VPĐKQSDĐ thuộc Sở TN-MT, dưới đó là 257 VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT cấp huyện và 416 Phòng TN-MT nơi chưa thành lập VPĐKQSDĐ đăng ký đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm –Bộ Tư pháp (03 Trung tâm đăng ký ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội) đăng ký đối với các tài sản còn lại.

Nếu như đối với công chứng khi nhắc đến là người dân dễ dàng hiểu ngay là cần liên hệ với các Phịng cơng chứng địa phương bất kỳ trên địa bàn tỉnh/thành phố để được giải quyết mà không cần phải đắn đo xem việc mình cần có đến cơ quan nào khác khơng, thì riêng đối với đăng ký GDBĐ, ngay cả đối với các cán bộ làm công tác chuyên mơn ở các TCTD vẫn cịn “rối rắm” với chuyện xác định đúng thẩm quyền của cơ quan đăng ký. Với một hệ thống cơ quan đăng ký được tổ chức một cách phân tán như trên thì quả là một thách thức đối với các cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký. Việc triển khai công tác này mới được bắt đầu từ năm 2002 và được quan tâm triển khai trên phạm vi cả nước từ khi có Chỉ thị số 21/2003/CT-TTg-CP ngày 02/10/2003 của Thủ tướng Chính

phủ về tăng cường công tác đăng ký GDBĐ. Đối với một lĩnh vực hoàn toàn mới mẽ như vậy thì Nhà nước, với vai trị là người quản lý chung trong cơng tác đăng ký GDBĐ, nếu tổ chức mơ hình đăng ký một cách tập trung, thống nhất sẽ đảm bảo tính chun mơn hóa cao thì chúng ta đã không thể thực hiện được. Nguyên nhân đầu tiên có thể thấy là do điều kiện thực tế của chúng ta chưa cho phép, nhất là đối với đất đai và tài sản gắn liền với đất. Trong khi việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cịn chưa được hồn tất trên phạm vi cả nước và cơ quan quản lý nhà nước về đất đai là Bộ TN-MT chưa thể quản lý đất đai đúng với vai trị đại diện cho chủ sở hữu, thì cơng tác đăng ký GDBĐ đối với loại tài sản này không thể thực hiện một cách tập trung, do khơng có cơ sở dữ liệu đồng bộ. Hầu hết toàn bộ hồ sơ quản lý đất đai vẫn tồn tại dưới dạng các loại giấy tờ ở cơ quan quản lý đất đai địa phương (các Phòng TN-MT) và các loại giấy tờ này đang cịn khơng thống nhất qua từng thời kỳ. Cho nên, việc tổ chức một mơ hình đăng ký tập trung là điều khó có thể thực hiện ngay trên thực tế. Chính vì vậy, một phương pháp thủ công truyền thống là giao cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thực hiện đăng ký với các tài sản quốc gia này. Cịn đối với động sản sẽ xây dựng mơ hình tập trung do Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm tổ chức, quản lý. Riêng tàu bay, tàu biển do đặc thù đăng ký hai loại tài sản này đã có từ lâu và tương đối ổn định, không nhiều và không xảy ra vướng mắc nên tiếp tục duy trì mà khơng thay đổi gì.

Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng nếu như tiếp tục duy trì hệ thống cơ quan có thẩm quyền đăng ký như trên sẽ là một gánh nặng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Với một hệ thống đăng ký cồng kềnh về bộ máy theo kiểu “dàn hàng ngang đi lên” sẽ khơng tránh khỏi sự lãng phí về vật chất và con người. Bởi nhu cầu đăng ký ở từng vùng, từng địa phương là khơng giống nhau.

Ngồi ra, việc đăng ký GDBĐ đối với động sản và bất động sản là tách bạch nên cũng gây khơng ít khó khăn cho người có u cầu đăng ký. Nhất là khi trình độ dân trí chung ở nước ta chưa cao và công tác đăng ký GDBĐ là một khái niệm chỉ mới xuất hiện khoảng 5 năm trở lại đây. Trong khi hoạt động tín dụng thì ra đời từ rất sớm. Nếu như trước đây (trước 2002) cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn và đảm bảo bằng tài sản của mình (hoặc bên thứ 3) thì chỉ ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng và cơng chứng hợp đồng thế chấp/ cầm cố khi pháp luật quy định các loại hợp đồng này bắt buộc phải cơng chứng, thì bây giờ lại phải thêm thủ tục đăng ký GDBĐ mất thêm nhiều thời gian và chi phí khiến tâm lý của người dân, doanh nghiệp cũng không mấy mặn mà và thiện cảm. Trường hợp này nếu thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng thì khơng gây ra sự phản ứng ngược. Nhưng ngay từ khi ra đời, thủ tục này đã gây mất khá nhiều thời gian của họ. Ít nhất là 03 ngày đối với động sản và 5 ngày đối với bất động sản. Đến thời điểm này tuy đã rút ngắn thời gian đăng ký là 01 ngày đối với động sản và 03 ngày đối với bất động sản nhưng thực tế rất ít khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký nhận được kết quả đăng ký đúng hạn. Đối với các trung tâm đăng ký GDBĐ có tài sản là động sản thì thực tế chỉ giải quyết cho khách hàng đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký trong ngày, các trường hợp còn lại khi đăng ký qua fax hoặc qua bưu điện thì vẫn mất thời gian cập nhật vào cơ sở dữ liệu, xác nhận đăng ký và gửi kết quả qua đường bưu điện

nên thời hạn 01 ngày theo luật chỉ giải quyết cho thiểu số người đăng ký trực tiếp. Số lượng này tối đa chỉ là các cá nhân, doanh nghiệp hay TCTD ở xung quanh địa bàn nơi trung tâm đăng ký đặt trụ sở. Còn đối với cơng tác đăng ký tại các VPĐKQSDĐ thì thời hạn này cịn kéo dài hơn ở các địa bàn tập trung kinh tế vì sự quá tải của các VPĐKQSDĐ. Quy định là 03 ngày làm việc nhưng thực tế các TCTD thường mất ít nhất 05 ngày mới nhận được kết quả. Đó là chưa kể trường hợp TCTD nhận tài sản đảm bảo của cá nhân, doanh nghiệp vừa là động sản, vừa là bất động sản (như nhà xưởng và máy móc thiết bị trong nhà xưởng hay quyền sử dụng đất, quyền sở hữu cơng trình và hàng hóa, ngun vật liệu, quyền sở hữu nhà chung cư nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu,…). Khi đó, các TCTD phải tách riêng thành 02 hợp đồng thế chấp cho động sản và bất động sản. Đối với bất động sản, TCTD thường tiến hành thủ tục công chứng theo quy định trước khi đăng ký GDBĐ. Hơn nữa, công tác đăng ký GDBĐ hiện nay là đăng ký theo hợp đồng. Mỗi đơn yêu cầu đăng ký là đăng ký cho một hợp đồng bảo đảm. Thẩm quyền của hai cơ quan đăng ký GDBĐ đối với động sản và bất động sản là khác nhau nên không thể gộp chung hai loại tài sản này vào một hợp đồng thế chấp (vì sẽ gây bất tiện trong việc công chứng, đăng ký). Sự tách bạch này đã không khỏi dẫn đến trường hợp gây mất thời gian và chi phí cho người đi vay có đảm bảo bằng tài sản. Nhất

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 38 - 42)