bảo quản tài sản, người làm dịch vụ)
Thời điểm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba là thời điểm đăng ký GDBĐ. Thời điểm đăng ký được xác lập theo quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký GDBĐ thì thời điểm đăng ký GDBĐ không bị thay đổi trong trường hợp thay đổi các bên tham gia giao dịch bảo đảm (khoản 2 Điều 11 Nghị định 163/2006/NĐ-CP), thay đổi tài sản bảo đảm bằng các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh tốn hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản đảm bảo (Điều 20 Nghị định 163/2006/NĐ-CP), thay đổi hình thức giao dịch bảo đảm.
Việc xác lập giá trị pháp lý đối với người thứ ba là một trong những điểm có ý nghĩa hết sức lớn lao mà cơng tác đăng ký GDBĐ mang lại đối với bên nhận bảo đảm là các TCTD. Bởi vì:
Thứ nhất, giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba thơng qua cơ
chế đăng ký GDBĐ thì tài sản bảo đảm trong giao dịch đó sẽ khơng bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ các trường hợp ngoại lệ (thường là rất hiếm) do pháp luật quy định. Quy định này địi hỏi bên nhận bảo đảm cần có ý thức trong việc sử dụng cơ chế đăng ký GDBĐ trong thời gian sớm nhất để bảo vệ một cách có hiệu quả quyền lợi của mình (khoản 4 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).
Thứ hai, xác định thứ tự ưu tiên với các chủ nợ có bảo đảm khác theo quy định tại
Điều 6, Điều 27 Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Điều 325 BLDS 2005 quy định nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, đã được cụ thể tại Điều 6 Nghị định 163/2006/NĐ-CP như sau: