- Cơ quan đăng ký GDBĐ đối với động sản.
1. Mơ hình thứ nhất: Hệ thống cơ quan đăng ký được tổ chức phân tán, không
tập trung. Việc đăng ký cầm cố, thế chấp, bảo lãnh được thực hiện tại chính các cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản. Đây là mơ hình được nhiều nước áp dụng cách đây hơn nửa thế kỷ và hiện đã trở nên lỗi thời. Ngay cả những nước có hệ thống cơ quan đăng ký khá hoàn thiện về thể chế và năng lực hoạt động ở châu Âu hay như Nhật Bản, Úc, trước đây cũng đã từng áp dụng mơ hình này.
Ưu điểm nổi bật nhất của mơ hình thứ nhất là: Tình trạng pháp lý của một tài sản
được đăng ký, theo dõi tại duy nhất một cơ quan. Khi cần thiết lập các giao dịch liên quan đến tài sản đó, các tổ chức, cá nhân chỉ cần tìm hiểu thơng tin tại chính cơ quan đã đăng ký quyền sở hữu tài sản.
Nhược điểm của mơ hình thứ nhất là:
Đứng ở giác độ kinh tế, mơ hình này khiến các bên tham gia giao dịch mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường, vì mỗi khi giao kết hợp đồng liên quan đến tài sản, các bên chủ thể phải tiến hành đăng ký quyền cầm cố, thế chấp tại nhiều cơ quan khác nhau.
Khơng phải tất cả các tài sản có giá trị lớn đều được đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như: máy móc, thiết bị...). Do vậy, hệ thống đăng ký phi tập trung sẽ hạn chế phạm vi các tài sản được dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Mơ hình tổ chức cơ quan đăng ký GDBĐ gắn với cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản cho thấy, mục tiêu trước hết và chủ yếu của mơ hình tổ chức này là phục vụ cơng tác quản lý nhà nước, còn mục tiêu đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện thuận lợi, minh bạch, công khai chưa được chú trọng đúng mức.
Do đó, xu hướng hiện nay là tách việc đăng ký cầm cố, thế chấp ra khỏi việc đăng ký quyền sở hữu tài sản. Điều này hiện đang được các nước ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, Hồng Kông, Singgapore... thực hiện.