Thực trạng về việc xác định hiệu lực pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 42 - 43)

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.2.3 Thực trạng về việc xác định hiệu lực pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng

đối với bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng

Đăng ký giao dịch đảm bảo trong hoạt động tín dụng chiếm đa số trong đăng ký giao dịch đảm bảo nói chung nên hiệu lực pháp lý của việc đăng ký giao dịch đảm bảo

đối với bên nhận đảm bảo là TCTD cũng mang đầy đủ các đặc điểm về giá trị pháp lý của công tác đăng ký GDBĐ đảm.

Theo quy định tại Điều 404 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì GDBĐ được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP như đã nêu gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, thế chấp tàu bay, tàu biển, thế chấp tài sản để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ và các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định. Trên thực tế thì sẽ có rất nhiều trường hợp việc thế chấp, cầm cố không phải đăng ký theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP nên TCTD và bên bảo đảm khơng có nghĩa vụ phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khả năng hồn tồn có thể xảy ra là trước hoặc sau khi ký hợp đồng thế chấp, bên bảo đảm có thể có hành vi gian dối là dùng tài sản đã đảm bảo tại các TCTD khác để tiếp tục đảm bảo cho nghĩa vụ mới nhưng cam kết với TCTD là tài sản chưa được đảm bảo ở bất kỳ đâu. Hoặc sau khi ký hợp đồng và được giải ngân thì lại dùng chính tài sản đã thế chấp đó để đảm bảo cho nghĩa vụ mới tại các TCTD khác hoặc cũng có thể bán cho bên thứ ba. Nếu căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì GDBĐ chỉ có hiệu lực pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Trường hợp này khơng đăng ký thì xem như TCTD mất đi quyền ưu tiên của mình.

Người thứ ba về nguyên tắc là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác ngoài các bên tham gia GDBĐ bằng tài sản đều được coi là người thứ ba. Tuy nhiên, đối chiếu với thực tiễn xác lập và thực hiện GDBĐ (không chỉ của Việt Nam), pháp luật thường tập trung điều chỉnh mối xung đột lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm với người thứ ba là những đối tượng sau đây:

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)