Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Khái quát về Navibank
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Nam Viet commercial joint stock bank) là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Navibank cam kết sự phát triển bền vững nhằm đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người gửi tiền và các đối tác có liên quan.
Được thành lập từ năm 1995, trải qua hơn 15 năm hoạt động, Navibank đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mơ tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh thông qua những mốc thời gian:
Trong giai đoạn 1995 – 2006 (giai đoạn hình thành Navibank), xuất phát điểm là một Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với vốn điều lệ 01 tỷ đồng, Ngân hàng sông Kiên (tiền thân của Navibank) đã đối mặt với khơng ít khó khăn. Tuy vậy, bằng sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hậu thuẫn vững chắc từ các cổ đông chiến lược mới, Navibank đã xác định hướng đi mới và chuyển đổi mơ hình hoạt động và định hướng trở thành Ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam.
Ngày 18/05/2006, chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về TP. Hồ Chí Minh đồng thời chính thức sử dụng tên Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank thay cho tên gọi Ngân hàng TMCP nông thôn Sông Kiên.
Cuối 2007, Navibank đã được sự tăng trưởng hết sức ấn tượng như tổng tài sản gần 10.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 9.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 100 tỷ đồng.
3.1.2 Khái quát về Navibank chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 01/07/2007 theo quyết định số 1087/QĐ-NHNN ngày 23/05/2007 của Thống
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 23 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
Đốc NHNN Việt Nam, về việc chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nam Việt mở chi nhánh tại Cần Thơ.
Và căn cứ vào quyết định số 20/2007/ QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị, về việc thành lập Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ.
3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ
Huy động vốn:
- Khai thác và huy động vốn các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các
tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn (việc huy động tiền gửi bằng ngoại tệ phải chấp hành đúng quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối).
- Huy động vốn thông qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín dụng ngắn hạn và dài hạn (khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép) theo quy định của Tổng giám đốc.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân.
Cho vay:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn vào mục đích đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ dân cư trên địa bàn hoạt động. Ngoài ra, cho vay xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội và sản xuất, kinh doanh trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép. - Thực hiện việc cho vay theo chỉ định của Nhà nước và ủy thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện dịch vụ cầm cố tài sản theo qui định của Tổng giám đốc.
Thực hiện các dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền trong hệ thống và ngồi
hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt.
Thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng đối ngoại, nghiệp vụ bảo lãnh và tái
bảo lãnh, vay vốn đầu tư phát triển trong phạm vi trực thuộc Chi nhánh tại các
địa điểm có mơi trường kinh doanh thuận lợi, khi được Tổng giám đốc phê duyệt.
Kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành chế độ, thể lệ
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 24 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
Chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán - thống kê
và chế độ thông tin báo cáo do Tổng Giám đốc ban hành.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự 3.3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự
Hình 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NAVIBANK CẦN THƠ
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a) Ban Giám đốc
Giám đốc:
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động của đơn vị. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh;
BAN GIÁM ĐỐC Phòng quan hệ khách hàng Phịng kế tốn, ngân quỹ Phịng dịch vụ khách hàng Phịng tổ chức hành chính Phịng giao dịch
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 25 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng và các quy định khác. Được ban hành nội quy về điều hành và quản lý công việc không trái với Điều lệ, Quy chế của Ngân hàng.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban;
- Được uỷ quyền cho Phó Giám đốc, lãnh đạo các Phòng tại chi nhánh giải quyết công việc của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Được quyền ký cho vay trong phạm vi được uỷ quyền.
Phó Giám đốc:
- Là người giúp việc cho Giám đốc, quản lý, điều hành một số mặt hoạt động của chi nhánh do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
- Phó Giám đốc được quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của chi nhánh khi Giám đốc đi vắng và phải báo cáo lại cho Giám đốc.
b) Phòng quan hệ khách hàng
- Tiếp cận thị trường, tìm khách hàng mới và giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định xét duyệt cho vay, lập hồ sơ vay vốn, kiểm sốt hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Thẩm định các dự án đầu tư theo quy trình thẩm định đã được ban hành. - Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ q hạn.
c) Phịng kế tốn, ngân quỹ
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của Ngân hàng như: thường xuyện theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thơng báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, thu thập các số liệu phát sinh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn trình lên Giám đốc.
- Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng: chiết khấu chứng từ có giá, chuyển tiền điện tử…
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 26 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu chi vận chuyển tiền.
- Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán hàng năm. d) Phịng tổ chức hành chính
- Tiếp nhận phân phối phát hành và lưu trữ văn thư
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động.
- Lập các báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và cơng tác hành chính, quản trị theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.
e) Phòng dịch vụ khách hàng
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn đã được cấp có thẩm quyền, thực hiện cơng tác
quản lý tiền vay như: ký hợp đồng, giải ngân, điều chỉnh kì trả nợ, gia hạn, chuyển nợ quá hạn....
- Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và cung cấp các chứng từ kế toán.
- Hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, ngân hàng ln có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Vì vậy việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một cơng việc có tầm quan trọng đặc biệt. Ngoài ra, Ngân hàng cần làm rõ các mục tiêu cần phải đạt được, các nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả trong thời gian qua để lập kế hoạch tiến hành thay đổi kịp thời. Chính vì vậy, việc thường xun theo dõi và phân tích các chỉ tiêu kết quả là thật sự cần thiết, nhằm để đánh giá hoạt động trong thời gian đã qua và có phương hướng cho hoạt động thời gian tới. Thông thường, để đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì thơng qua ba khoản mục chính là doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 27 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NAVIBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2008 – 2010) TẠI NAVIBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009 - 2008 2010 - 2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 40.930 32.289 47.385 (8.641) (21,11) 15.096 46,75 Chi phí 40.463 31.599 44.100 (8.864) (21,91) 12.501 39,56 Lợi nhuận 467 690 3.285 223 47,75 2.595 376,09
( Nguồn: Phịng kế tốn Navibank Cần Thơ)
Ở bảng 1, kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ta thấy tổng doanh thu và chi phí biến động khơng theo một chiều tăng hay giảm nhất định mà giảm sau đó tăng lên, nhưng hai biến này luôn đồng biến. Điều này đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận của chi nhánh đạt 467 triệu đồng, qua năm 2009 là 690 triệu đồng tăng 223 triệu đồng (tương đương với tốc độ tăng là 47,75%). Do năm 2008 là giai đoạn bước đầu trong quá trình thành lập và củng cố hoạt động của chi nhánh nên lợi nhuận năm này thấp. Đến năm 2009 thì hoạt động của chi nhánh đã dần đi vào ổn định, cùng với chính sách hỗ trợ 4% lãi suất đối với cho vay ngắn hạn theo quyết định 131/ QD-NHNN ngày 23/01/2009 và thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 nên chi nhánh cũng nhận được nhiều khoản vay đồng nghĩa với lợi nhuận chi nhánh tăng lên 47,75%. Đặc biệt là đến năm 2010 lợi nhuận của chi nhánh lên đến 3.285 triệu đồng, tăng lên 2.595 triệu đồng (tương đương với 376,09%) so với năm 2009. Cùng với dư âm phát triển của năm 2009 và nền kinh tế dần ổn định đã dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh tăng mạnh. Bằng chứng là lợi nhuận năm 2010 đạt 3.285 triệu đồng tăng 376,09% so với năm trước. Bên cạnh những nhân tố về môi trường vĩ mơ thì nhân tố bên trong Ngân hàng cũng tác động không kém đến việc tăng lợi nhuận của chi nhánh. Trong năm Ngân hàng đã nhận được một số hợp đồng vay CK (là nguồn vay từ Nhật Bản) cho vay cho một số lĩnh vực đầu tư nhà kho, văn phòng, các doanh nghiệp vận tải,... và giải ngân
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 28 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
với lãi suất chỉ 6%/năm. Vì vậy, chi nhánh đã nhận được một phần lợi nhuận không nhỏ từ khoản chênh lệch lãi suất này.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện qua hình sau:
Đvt: triệu đồng
Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
Để tìm được lợi nhuận cho Ngân hàng thì khơng chỉ có doanh thu mà cịn phải nói đến chi phí. Cùng với việc tăng, giảm của doanh thu thì chi phí của Ngân hàng qua 3 năm cũng tăng, giảm không ổn định. Như ta đã biết, Ngân hàng gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát từ năm 2008 làm cho mức lãi suất tăng, giảm một cách đột ngột và các Ngân hàng cạnh tranh gây gắt với nhau cùng với một số biến động khác nên đã làm cho chi phí tăng một cách nhảy vọt. Bên cạnh đó, việc chi nhánh mới thành lập cũng đã đẩy chi phí cao do việc mở rộng mạng lưới giao dịch và Ngân hàng đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hoạt động, chi phí quảng cáo, quảng bá thương hiệu cũng tăng lên để nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ chạy đua cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Cụ thể, năm 2008 chi phí chi nhánh 40.463 triệu đồng so với năm 2009 là 31.599 triệu đồng, tương ứng với chi phí năm 2009 giảm 21,91%.
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 29 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi
- Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ nhiều mặt của Ngân hàng cấp trên.
- Sự quyết tâm nỗ lực trong việc tổ chức điều hành của Ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình có trình độ chun mơn, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác, có thái độ phục vụ vừa lịng khách hàng. Đặc biệt cán bộ tín dụng có quan hệ rất tốt với các cấp chính quyền trong cơng tác xử lý nợ.
- Trong quá trình hoạt động, chi nhánh đã tạo được vị thế và uy tín đối với khách hàng, là địa chỉ tin cậy của khách hàng có nhu cầu vay vốn, gửi tiền, mở tài khoản giao dịch, …
3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu trên, Navibank Cần Thơ cịn gặp phải một số khó khăn trong q trình hoạt động sau:
- Do chi nhánh Ngân hàng mới thành lập không lâu tuy đã dùng nhiều biện pháp huy động vốn nhưng kết quả đạt được khơng cao, vẫn cịn nhận vốn điều chuyển từ Hội sở nhiều.
- Sự cạnh tranh việc huy động vốn và cho vay giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, vì hiện nay trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có khoảng hơn 30 Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động.
- Do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả hàng hoá trong nước tăng cao gây lạm phát làm ảnh hưởng đến huy động vốn và cho vay của Ngân hàng.
- Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động: lạm phát, giá xăng dầu tăng cao, thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng.
- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao gây khó khăn cho cán bộ tín dụng xử lý nợ xấu.
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 30 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NAVIBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Cùng với huy động vốn, cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng cho vay cũng khơng ngồi mục đích có thể kiếm lời từ việc vay vốn để đầu tư cấp tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể đem đồng vốn huy động được đi cho vay để thanh tốn các chi phí hợp pháp, phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và để bổ sung, đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Để biết được quy mơ và chất lượng của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ, ta phân tích tình hình cho vay, cơng tác thu nợ, dư nợ của ngân hàng