Thơng tin về trình độ của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại ngân hàng tmcp nam việt chi nhánh cần thơ (Trang 58)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss)

Theo kết quả khảo sát, có thể nhận thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là đại học (chiếm tỷ lệ 50% tổng số). Vì vậy, họ có khả năng cao trong việc tìm cho mình một việc làm ổn định và thu nhập tương đối. Điều này ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn ở Ngân hàng.

Trình độ học vấn Số mẫu (người) Phần trăm (%) Trung học 19 17,3 Trung cấp 9 8,2 Cao đẳng 8 7,3 Đại học 55 50,0 Sau đại học 18 16,4 Khác 1 0,9 Tổng 110 100,0

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 47 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

4.2.2 Thực trạng vay vốn của khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Như chúng ta biết, Cần Thơ nơi có số lượng dân cư đơng bậc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những người dân ở thành phố lớn này ln có ý thức và chí hướng làm giàu để có thể đảm bảo nhu cầu thiết yếu của đời sống hay phát triển kinh tế. Người có sẵn vốn thì việc kinh doanh buôn bán, thực hiện dự án mua nhà, bất động sản... khá dễ dàng. Còn những người thiếu vốn đầu tư kinh doanh thì họ sẽ tìm đến ngân hàng để vay vốn kinh doanh. Thực trạng nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ được thống kê qua bảng số liệu sau: Bảng 13: THỰC TRẠNG VAY VỐN Đã từng vay vốn Số mẫu (người) Phần trăm (%) Có 69 62,7 Không 41 37,3 Tổng 110 100,0

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss)

Qua bộ số liệu, ta thấy thực trạng khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã từng vay vốn là 62,7% trên tổng số mẫu. Ta có thể nói, người dân cũng đã quen với việc vay vốn tại ngân hàng khi có nhu cầu thay vì tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức. Có thể giải thích nguyên nhân khách hàng chưa từng vay vốn lần nào bằng bảng số liệu cụ thể:

Bảng 14: NGUYÊN NHÂN CHƯA VAY VỐN

Nguyên nhân Số Phần trăm của tổng thể (%)

Phần trăm chưa vay vốn (%)

Khơng có nhu cầu 30 27,3 73,2

Lãi suất cao 8 7,3 19,5

Thủ tục phức tạp 1 0,9 2,4

Không đủ điều kiện vay 2 1,8 4,9

Tổng 41 37,3 100,0

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 48 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

Qua bảng 14 ta thấy, lý do chủ yếu khách hàng khơng từng vay vốn chính là vì họ khơng có nhu cầu vay (chiếm 73,2%). Thật vậy, đáp viên khi được phỏng vấn đa số trả lời là thuộc nhóm “cơng nhân viên chức, nhân viên” nên họ có thu nhập ổn định hàng tháng và tâm lý không muốn vay để khỏi chịu gánh nặng về nợ. Bên cạnh đó, gần 20% cho là lãi suất cao nên không đi vay. Thật là dễ hiểu, trong những năm vừa qua do hạn chế tình hình lạm phát tăng cao nên chính phủ đã nhiều lần tăng lãi suất cơ bản tạo ra cuộc chạy đua về lãi suất.

4.2.3 Phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ Cần Thơ

4.2.3.1 Nhu cầu vay vốn

Trong nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì cần biết được nhu cầu vay vốn của khách hàng trong thời gian tới để có chiến lược sử dụng tốt nguồn vốn lưu động. Sau khi khảo sát 110 mẫu đại diện, ta thu được kết quả sau:

Bảng 15: NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG

Nhu cầu Số mẫu (người) Phần trăm (%) Có 67 60,9 Khơng 43 39,1 Tổng 110 100,0

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss)

Qua bảng ta thấy nhu cầu của khách hàng trong hiện tại cũng khơng thay đổi gì nhiều so với thực trạng đã từng vay vốn. Mặc dù hiện tại tình hình kinh tế có biến động như: thị trường chứng khốn, vàng, đơla,... khơng ổn định, cùng với cuộc chạy đua giữa lạm phát và lãi suất Ngân hàng nhưng xét về nhu cầu đi vay của khách hàng thì vẫn ổn định. Và con số 60,9% cũng tương đối cao nên Ngân hàng cần vạch ra những chiến lượt nhằm thu hút, phục vụ đối tượng khách hàng có nhu cầu.

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 49 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

Bảng 16: ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN NHU CẦU VAY

Nhu cầu vay

Giới tính Nam Nữ Số % Số % Có 35 31,8 32 29,1 Không 18 16,4 25 22,7 Tổng 53 48,2 57 51,8 Chi_bình phương df = 1; p = 0,288

Qua phân tích, ta thấy đối tượng nghiên cứu tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (nam; 48,2% và nữ; 51,8%). Và đi sâu vào phân tích chi_bình phương ta nhận thấy giá trị p=0.288 lớn hơn mức ý nghĩa (0,05), nghĩa là không có mối quan hệ giữa giới tính với nhu cầu vay vốn. Điều này cũng có nghĩa là, trong xã hội ngày nay, vai trị của nam và nữ khơng còn sự phân biệt đáng kể.

4.2.3.2 Loại hình Ngân hàng mà khách hàng muốn vay

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn làm ăn thì điều mà họ quan tâm nhất chính là Ngân hàng cho vay. Lúc bấy giờ, khách hàng sẽ xem xét và lựa chọn để tìm một Ngân hàng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của mình. Ngân hàng nào sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn, Ngân hàng nhà nước hay Ngân hàng TMCP?

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 50 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

Bảng 17: NƠI KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU VAY

Ngân hàng Số chọn Phần trăm(%) Ngân hàng nhà nước 31 46,3 Agribank 18 26,5 BIDV 9 14,7 Ngân hàng Chính sách xã hội 1 1,5 MHB 3 4,4 Ngân hàng TMCP 36 53,7 ACB 6 9,0 Vietcombank 9 13,4 Sacombank 4 6,0 Eximbank 3 4,5 KienLongbank 2 3,0 DongAbank 5 7,5 Navibank 2 3,0 Viettinbank 1 1,5 VIB 4 6,0

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss)

Qua bảng 17, tuy phần trăm chọn Ngân hàng TMCP lớn hơn phần trăm chọn NHNN nhưng nêu so về tỷ trọng phần trăm và số lượng Ngân hàng thì tỷ lệ chọn NHNN là cao. Hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có khoảng 44 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và trên 140 điểm giao dịch. Nhưng ngân hàng thương mại quốc doanh lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với ngân hàng thương mại cổ phần. Vì vây, phần trăm chọn NHNN là cao so với số lượng Ngân hàng. Mức độ quan tâm của khách hàng đối với các loại hình Ngân hàng là Ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng có yếu tố nước ngồi khơng được khách hàng chọn. Đó là do tâm lý của người dân ln tin tưởng vào Nhà Nước. Vì vậy, Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng Navibank nói riêng cần nỗ lực cũng cố niềm tin đối với khách hàng. Vì phần lớn người dân tiếp cận thơng tin qua hình thức Marketing truyền miệng nên chi nhánh cần có những ưu đãi vừa để giữ chân khách hàng truyền thống, có uy tín, vừa thu hút khách hàng mới, có quen biết với khách hàng cũ.

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 51 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

4.2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn Ngân hàng để vay vốn

Bảng 18: LÝ DO CHỌN NGÂN HÀNG Lý do Số Lý do Số chọn Phần trăm trên sự trả lời (%) Phần trăm trên tổng thể (%) Lãi suất hợp lý 33 18,6 49,3 Đã từng giao dịch hoặc sử dụng dịch vụ của NH 35 19,8 52,2 Thủ tục nhanh chóng, gọn nhẹ 30 16,9 44,8

Người quen giới thiệu 16 9,0 23,9

Tính chun nghiệp và sự nhiệt tình của

nv NH 15 8,5 22,4

Hạn mức cho vay đám ứng nhu cầu 20 11,3 29,9

Địa điểm giao dịch thuận lợi 23 13,0 34,3

Ngân hàng có nhiều chương trình khuyến

mãi 4 2,3 6,0

Khác 1 0,6 1,5

Tổng 177(*) 100,0 264,2(*)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss) (*)

lớn hơn tổng thể và lớn hơn 100% vì là câu hỏi nhiều lựa chọn

Bảng số liệu đã cho thấy, lý do quan trọng mà đáp viên lựa chọn Ngân hàng để vay vốn là vì họ đã từng giao dịch hoặc sử dụng dịch vụ của Ngân hàng đó (chiếm 19,8%). Thông thường khi khách hàng đã một lần giao dịch với Ngân hàng nào đó thì khi có nhu cầu vay vốn, họ sẽ nghĩ ngay tới Ngân hàng đó và tiếp tục giao dịch. Vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm những khách hàng mới thì Ngân hàng cần chú trọng đến khách hàng cũ. Lý do thứ hai mà khách hàng quan tâm là Ngân hàng có lãi suất hợp lý (18,6%). Đó là điều hiển nhiên vì lãi suất là chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn. Vấn đề thứ ba không kém phần quan trọng là thủ tục nhanh chóng, gọn nhẹ (chiếm tỷ lệ 16,9%). Bởi lẽ, trong nhịp sống hiện đại thì thủ tục đơn giản, mau lẹ là điều hết sức cần thiết. Những người kinh doanh thì có thể bắt kịp cơ hội đầu tư, còn những người vay vốn với nhu cầu tiêu dùng hay sửa chữa nhà ở cũng không phải chờ đợi lâu.

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 52 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

4.2.3.4 Các nguồn thông tin tham khảo

Trong thời kì cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì khơng chỉ riêng các tập đồn, cơng ty lựa chọn phương thức để quảng bá hình ảnh của bản thân mà bên lĩnh vực Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Và để xác định phương thức quảng bá phù hợp trong Ngân hàng ta xem xét bảng 18:

Bảng 19: NGUỒN THƠNG TIN THAM KHẢO

Nguồn thơng tin Số chọn Phần trăm trên sự trả lời (%) Phần trăm trên tổng thể (%)

Hoạt động quảng cáo, truyền

thông 14 14,4 20,9 Người thân, bạn bè 41 42,3 61,2 Các chương trình do NH tài trợ 15 15,5 22,4 Tự tìm hiểu 19 19,6 28,4 Băng rơn, áp phích,... 5 5,2 7,5

Nhân viên tiếp thị 3 3,1 4,5

Tổng 97(*) 100,0 144,8(*)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss) (*)

lớn hơn tổng thể và lớn hơn 100% vì là câu hỏi nhiều lựa chọn

Qua số liệu điều tra về nguồn thông tin tham khảo của khách hàng, ta thấy khách hàng biết đến Ngân hàng và muốn vay tại Ngân hàng đó chủ yếu là thơng qua người thân bạn bè (42,3%). Chính vì vậy, Ngân hàng cần tạo mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại và duy trì quan hệ với khách hàng cũ. Và vì khách hàng biết đến Ngân hàng thường thông qua người thân, bạn bè nên Ngân hàng cần nên làm tốt hơn cơng tác marketting truyền miệng. Hình thức quảng cáo này ít tốn chi phí mà đem lại hiệu quả cao.

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 53 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

4.2.3.5 Mục đích vay vốn

Bảng 20: MỤC ĐÍCH VAY VỐN

Mục đích vay Số Phần trăm của tổng thể (%)

Phần trăm có nhu cầu (%)

Kinh doanh, thực hiện dự án 25 22,7 37,3

Tiêu dùng 10 9,1 14,9

Xây dựng, sửa chữa nhà 18 16,4 26,9

Mua nhà, bất động sản 7 6,4 10,4

Đi học 7 6,4 10,4

Tổng 67 60,9 100,0

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss)

Theo bảng số liệu trên, ta thấy những khách hàng đến vay vốn thường sử dụng vào mục đích kinh doanh thực hiện dự án và xây dựng (chiếm 37,3%), sửa chữa nhà cửa (chiếm 26,9%). Mục đích vay cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn Ngân hàng để vay vốn. Tuỳ theo chính sách ưu đãi của NHNN hay mỗi Ngân hàng nên việc xác định mục đích vay cũng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng. Và Ngân hàng cần tìm hiểu nhu cầu này để có chiến lược thu hút nhóm khách hàng có mục đích trên.

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 54 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương Bảng 21: ĐỀ NGHỊ TRONG MÓN VAY I. Loại tín dụng Số Phần trăm của tổng thể (%) Phần trăm có nhu cầu (%) Tín dụng thơng thường 57 51,8 85,1 Thẻ tín dụng 9 8,2 13,4 Tín dụng bao thanh tốn 1 0,9 1,5 Tổng 67 60,9 100,0 II. Phương thức trả nợ Trả góp vốn và lãi 37 33,6 55,2

Trả lãi theo tháng, trả vốn cuối kì 16 14,5 23,9

Trả vốn và lãi cuối kì 8 7,3 11,9

Trả lãi trước, trả vốn cuối kì 5 4,5 7,5

Khác 1 0,9 1,5 Tổng 67 60,9 100,0 III. Thời hạn trả nợ < =12 tháng 14 12,7 20,9 > 12 – 36 tháng 28 25,5 41,8 > 36 – 60 tháng 23 20,9 34,3 > 60 tháng 2 1,8 3,0 Tổng 67 60,9 100,0

IV. Hình thức đảm bảo tiền vay

Thế chấp 44 40,0 65,7

Tín chấp 23 20,9 34,3

Tổng 67 60,9 100,0

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss)

Ngoài việc cần biết nhu cầu vay của khách hàng thì Ngân hàng cũng cần tìm hiểu rõ khách hàng có đề nghị gì về món vay nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, hoạt động tín dụng có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao.

a) Loại hình tín dụng: Loại tín dụng thơng thường là loại tín dụng tiện

dụng và phổ biến nhất trong Ngân hàng hiện nay nên có 85,1% khách hàng chọn cũng khơng có lấy làm lạ. Có 13,4% khách hàng chọn phương thức vay qua thẻ, một phần là khách hàng công nhân viên vay dưới dạng tín chấp có thể trừ tiền vay qua lương hàng tháng thông qua thẻ. Và một phần trong đó là khách hàng

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 55 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

vay với mục đích là đi học (du học) nên lựa chọn phương thức vay qua thẻ là rất thuận tiện.

b) Phương thức trả nợ: Theo số liệu điều tra thì có tới 70,9% khách hàng có thu nhập ổn định theo từng tháng nên việc có 55,2% lựa chọn phương thức trả nợ bằng trả góp là hợp lý. Họ có thu nhập ổn định hàng tháng nên việc xét hồ sơ cho vay cũng khả thi về phương thức trả nợ.

c) Thời hạn vay: Với thời hạn trả nợ được khách hàng đề nghị nhiều

nhất là trung hạn (41,8%). Với thời hạn trả nợ là ngắn hạn, tuy có lãi suất thấp nhưng thời gian hoàn trả ngắn nên khách hàng khó có thể luân chuyển nguồn vốn. Còn đối với dài hạn thì ngược lại, có thời gian hồn trả dài nhưng chi phí sử dụng vốn cao.

d) Hình thức đảm bảo tiền vay: Hình thức thế chấp là hình thức phổ

biến đối với các Ngân hàng vì nó mang tính đảm bảo cho Ngân hàng. Cịn đối với hình thức tín chấp thường là đối với khách hàng có uy tín lớn, lâu năm của Ngân hàng. Bên cạnh đó thì hình thức thế chấp đối với cơng nhân viên cũng rất phổ biến, nhưng phương thức và đối tượng khách hàng này thường được áp dụng đối với NHNN.

4.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng

4.2.4.1 Phân tích gom nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay tại NH của khách hàng.

BẢNG 22: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO

Lãi suất Ngân hàng 0,643

Sự cấp thiết của nguồn vốn 0,631

Hình ảnh, uy tín của NH cho vay 0,621

Chương trình khuyến mãi 0,636

Hạn mức cho vay 0,577

Thời gian vay 0,546

Hình thức đảm bảo phù hợp 0,574

Tốc độ lạm phát 0,670

Chính sách hỗ trợ của NHNN 0,604

Loại hình Ngân hàng 0,592

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 56 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

Từ 10 mục hỏi tác giả kiểm định sự tương quan giữa các mục hỏi qua việc tính tốn Cronbach Alpha để kiểm định tính chặt chẽ của các mục hỏi. Với hệ số Cronbach Alpha = 0,636 tác giả đã loại ra các mục hỏi:

- Mức độ ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng đến nhu cầu vay vốn tại ngân hàng (Cronbach Alpha1 = 0,643).

- Mức độ ảnh hưởng của các chương trình khuyến mãi đến nhu cầu vay vốn tại ngân hàng (Cronbach Alpha4 = 0,636).

- Mức độ ảnh hưởng của tốc độ lạm phát đến nhu cầu vay vốn tại ngân hàng (Cronbach Alpha8 = 0,670).

Vậy các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng gồm 7 nhân tố và có thể các biến này có liên quan đến nhau. Vì thế cần tiến hàng phân tích nhân tố để nhóm các biến có liên quan thành một biến mới mang tính đại diện hơn nhằm giảm bớt số lượng các biến.

Kết quả của kiểm định Bartlett cho giá trị sig. = 0.000 ta có thể bác bỏ Ho (các biến khơng có sự tương quan với nhau). Nên phân tích nhân tố là phương pháp phù hợp để phân tích ma trận tương quan.

Để xác định mơ hình có tích hợp để tiến hành phân tích nhân tố hay khơng ta xem xét kiểm định KMO and Bartlett’s Test. Giá trị của kiểm định KMO and Bartlett’s Test bằng 0,000.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại ngân hàng tmcp nam việt chi nhánh cần thơ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)