Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. PHÂN TÍCH NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TRÊN
4.2.2. Thực trạng vay vốn của khách hàng
Như chúng ta biết, Cần Thơ nơi có số lượng dân cư đơng bậc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những người dân ở thành phố lớn này ln có ý thức và chí hướng làm giàu để có thể đảm bảo nhu cầu thiết yếu của đời sống hay phát triển kinh tế. Người có sẵn vốn thì việc kinh doanh buôn bán, thực hiện dự án mua nhà, bất động sản... khá dễ dàng. Còn những người thiếu vốn đầu tư kinh doanh thì họ sẽ tìm đến ngân hàng để vay vốn kinh doanh. Thực trạng nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ được thống kê qua bảng số liệu sau: Bảng 13: THỰC TRẠNG VAY VỐN Đã từng vay vốn Số mẫu (người) Phần trăm (%) Có 69 62,7 Khơng 41 37,3 Tổng 110 100,0
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2011 bằng spss)
Qua bộ số liệu, ta thấy thực trạng khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã từng vay vốn là 62,7% trên tổng số mẫu. Ta có thể nói, người dân cũng đã quen với việc vay vốn tại ngân hàng khi có nhu cầu thay vì tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức. Có thể giải thích nguyên nhân khách hàng chưa từng vay vốn lần nào bằng bảng số liệu cụ thể:
Bảng 14: NGUYÊN NHÂN CHƯA VAY VỐN
Nguyên nhân Số Phần trăm của tổng thể (%)
Phần trăm chưa vay vốn (%)
Khơng có nhu cầu 30 27,3 73,2
Lãi suất cao 8 7,3 19,5
Thủ tục phức tạp 1 0,9 2,4
Không đủ điều kiện vay 2 1,8 4,9
Tổng 41 37,3 100,0
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 48 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
Qua bảng 14 ta thấy, lý do chủ yếu khách hàng khơng từng vay vốn chính là vì họ khơng có nhu cầu vay (chiếm 73,2%). Thật vậy, đáp viên khi được phỏng vấn đa số trả lời là thuộc nhóm “cơng nhân viên chức, nhân viên” nên họ có thu nhập ổn định hàng tháng và tâm lý không muốn vay để khỏi chịu gánh nặng về nợ. Bên cạnh đó, gần 20% cho là lãi suất cao nên không đi vay. Thật là dễ hiểu, trong những năm vừa qua do hạn chế tình hình lạm phát tăng cao nên chính phủ đã nhiều lần tăng lãi suất cơ bản tạo ra cuộc chạy đua về lãi suất.