Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008 – 2010

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại ngân hàng tmcp nam việt chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009 - 2008 2010 - 2009 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh nghiệp 218.079 209.163 254.927 (8.916) (4,09) 45.764 21,88 Cá nhân 572.068 492.147 615.133 (79.921) (14,97) 122.986 24,99 Tổng 790.147 701.310 870.060 (88.837) (11,24) 168.750 24.06

( Nguồn: Phịng kế tốn Navibank Cần Thơ)

Nhìn chung, tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế khơng có gì thay đổi so với cho vay theo thời hạn tín dụng. Nhưng xét về các nhân tố bên trong thì có sự khác biệt, để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích doanh số cho vay của từng loại hình kinh tế như sau:

-Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp: Qua 3 năm, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tăng, giảm đồng biến với tổng doanh số cho vay qua các năm. Nhưng tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp chỉ tương đối so với tổng cho vay, mặc dù số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng tăng lên nhưng số lượng các Ngân hàng cũng mọc lên không kém nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Doanh số cho vay năm 2009 là 209.163 triệu đồng, giảm 8.916 triệu đồng so với năm 2008 (tương ứng với 4,09%). Nhưng đến năm 2010 thì doanh số cho vay đạt 254.927 triệu đồng, đã tăng 45.764 triệu đồng (tương ứng với 21,88%) so với năm 2009. Như đã đề cập, nguyên nhân là năm 2008, 2009 nền kinh tế có nhiều biến động nên làm cho các doanh nghiệp cũng trở nên e dè trong việc vay vốn.

-Doanh số cho vay đối với cá nhân: Nhìn vào bảng 3 ta thấy, doanh số cho

vay đối với cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao so với cho vay đối với doanh nghiệp. Vì Ngân hàng TMCP Nam Việt định hướng phát triển là trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu nên tỷ lệ cho vay cá nhân cao hơn doanh nghiệp cũng rất dễ hiểu. Cụ thể, năm 2009 có doanh số là 492.147 triệu đồng đã giảm 79.921 triệu đồng so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010, doanh số đạt 615.133 triệu đồng, tăng 122.986 triệu đồng tương đương với 25% so với năm 2009. Đối với

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 35 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

nhóm khách hàng cá nhân thường thì vay để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, mua nhà, sửa chữa nhà cửa, ... hay đối với hộ kinh doanh cá thể thì vay để phục vụ cho việc buôn bán, kinh doanh nhỏ. Nhưng cuối năm 2008 và 2009 nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, giá cả đắt đỏ nên người dân cũng giảm bớt các khoản chi tiêu mua sắm. Đến năm 2010, kinh tế đã khởi sắc nên doanh số cho vay đối với cá nhân đã được tăng lên.

Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010) CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ

Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng của Ngân hàng nhưng chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng thể hiện ở việc khách hàng có trả nợ vay khi tới hạn hay khơng. Nếu khách hàng trả nợ vay đúng hạn thì chứng tỏ khách hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả. Do đó, việc thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nó khơng chỉ thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà cịn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của NH và bản thân khách hàng. Để phản ánh doanh số thu hồi nợ đề tài xem xét qua 2 khoản mục: doanh số thu nợ theo thời hạn và theo thành phần kinh tế.

GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 36 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương

4.1.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 4: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại ngân hàng tmcp nam việt chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)