Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009 - 2008 2010 - 2009 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 676.115 630.315 775.743 (45.800) (6,78) 145.428 23,07 Trung hạn & dài hạn 114.032 70.995 94.317 (43.037) (37.74) 23.322 32.85 Tổng 790.147 701.310 870.060 (88.837) (11,24) 168.750 24.06
( Nguồn: Phịng kế tốn Navibank Cần Thơ)
Nhìn chung doanh số cho vay của Navibank Cần Thơ biến động không đều qua các năm. Cụ thể, tổng doanh số cho vay năm 2008 là 790.147 triệu đồng sang năm 2009 là 701.310 triệu đồng, giảm 88.837 triệu đồng tương đương 11,24%. Đến năm 2010, doanh số cho vay tăng trở lại, đạt 870.060 triệu đồng tăng thêm 168.750 triệu đồng, tốc độ tăng 24,06% so với năm 2009. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ tín dụng cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn. Điều đó cho thấy quy mơ tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Nhưng ở năm 2008, 2009, ngân hàng đang dần ổn định sau khi mới thành lập, từng bước đi vào hoạt động, có nhiều chính sách tiếp thị, đặc biệt đội ngũ nhân viên đã được củng cố để xây dựng lòng tin của khách hàng làm cho doanh số cho vay tăng trong năm 2010 tăng mạnh. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung hạn và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trị chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng.
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 32 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010) CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
- Doanh số cho vay ngắn hạn: Là khoản cho vay có thời hạn hồn trả từ
một năm trở xuống. Ngân hàng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng, …. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn ln được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu, nó cịn là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Đi sâu vào phân tích ta thấy sự biến động của doanh số cho vay chủ yếu là do sự tăng giảm của doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn giảm 45.800 triệu đồng, tương ứng với gần 7% so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 145.428 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 23,07% so với năm 2009. Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn năm 2008 không cao và năm 2009 còn giảm so với năm 2008 là do những năm này nền kinh tế bất ổn, cuộc khủng hoảng kinh tế nên các nhà đầu tư không dám mạnh dạn đầu tư, chỉ mới dám đầu tư cầm chừng để chờ nền kinh tế khôi phục trở lại nên nhu cầu vay không cao. Năm 2010, nền kinh tế đã khởi sắc tạo ra một làn sóng cạnh tranh và phát triển. Điều này đã dẫn đến nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của người dân tăng mạnh trở lại, mà khách hàng vay vốn là cá nhân, hộ sản xuất, món vay có tính chất thời vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khơng có quy mơ lớn…. Đó cũng là lý do mà doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng trong năm 2010.
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 33 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
- Doanh số cho vay trung và dài hạn: Như ta đã biết, nếu cho vay trung và
dài hạn thì rủi ro cao hơn trong ngắn hạn vì sự ảnh hưởng của lãi suất có thể thay đổi, nhưng cho vay trung và dài hạn có lãi suất cao hơn ngắn hạn nên Ngân hàng có thể kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Để biết rõ hơn tình hình cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng ta xem xét: Nhìn tổng thể ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2009 và năm 2010 đều giảm so với năm 2008. Nguyên nhân là năm 2008 chi nhánh đã gặp rủi ro khi cho vay trung và dài hạn trong tình hình lãi suất biến động và ngày càng tăng, nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro, nên tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn năm 2009 và cả năm 2010 khơng cao.
Tóm lại, qua 3 năm, Navibank Cần Thơ đã giảm dần tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn, tăng tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn. Chi nhánh có cơ cấu cho vay theo thời hạn là tương đối hợp lý đối với tình hình những năm qua vì ta biết rằng, cho vay trung và dài hạn có lãi suất cao và có thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao thêm vào đó thời gian luân chuyển vốn chậm nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Chi nhánh có cơ cấu cho vay như thế này vừa đảm bảo được tính thanh khoản vừa tránh rủi ro mất thanh khoản vừa đảm bảo được khả năng sinh lời của nguồn vốn tại chi nhánh.
4.1.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Navibank chi nhánh Cần Thơ đã cho vay các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp, cá nhân. Và trong 3 năm, 2008, 2009 và 2010 Ngân hàng đã cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế này với số lượng khác nhau, cụ thể ở bảng sau:
GVHD: Th.S Phạm Lê Hồng Nhung - 34 - SVTH: Nguyễn Tuyền Phương
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)