Tính chất của hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Tính chất của hoạt động giáo dục

- Hoạt động giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện, phát triển gắn bó cùng loài người. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục - giáo dục mang tính phổ biến. Khi nào còn loài người lúc đó còn giáo dục - giáo dục mang tính vĩnh hằng.

- Hoạt động giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người.

- Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người;

- Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau; - Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hoá của xã hội loài người.

1.4. Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn

1.4.1. Đặc điểm của trẻ 5 tuổi

Nhà tâm lý học V.X. Mukhina đã có những nghiên cứu về tâm lý học trẻ em và đã đưa ra kết luận: Độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây. Với sự GD của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thành về mọi phương diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người. Trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, đã xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý, trẻ chuẩn bị tiến vào bước ngoặt 6 tuổi. Bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng, khiến các nhà GD cần phải quan tâm, một mặt giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường phổ thông. Vì vậy trong giai đoạn này phải có bước chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông.

1.4.2. Đặc điểm của các xã vùng khó khăn

a) Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc).

b) Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 20% trở lên.

c) Có ít nhất 3 trong 5 điều kiện sau:

- Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa. - Còn có ít nhất một thôn chưa có điện lưới quốc gia.

- Chưa đủ phòng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

- Nhà văn hóa xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

d) Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau:

- Còn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề trên 60%.

- Trên 50% cán bộ chuyên trách, công chức xã chưa đạt chuẩn theo quy định. đ) Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện:

- Còn từ 20% số hộ trở lên thiếu đất sản xuất theo quy định.

- Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư xã đạt chuẩn. - Dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp.

1.4.3. Mục tiêu của tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn

* Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (năm 1991) khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu: “Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng nền văn hoá mới và con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài. Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”.

Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (năm 1992), Luật Giáo dục (năm 1998), các báo cáo chính trị tại các kỳ Đại hội Đảng và Chiến lược Phát triển giáo dục 2001-2010 đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của nước ta. Đó là:

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng nguồn nhân lực cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng.

Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỷ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia giáo dục.

Nghị quyết Trung ương II Khóa VIII đã quyết định các giải pháp chủ yếu về tạo động lực, đổi mới công tác quản lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo. Quyết định tăng nguồn vốn ngân sách đồng thời với việc động viên các nguồn lực khác qua phong trào xã hội hoá giáo dục; khuyến khích người học giỏi, người có năng khiếu, đảm bảo công bằng giáo dục để con em nông dân, công nhân, dân tộc ít người có điều kiện học lên bậc cao. Nghị quyết đã nêu lên những giải pháp tạo động lực cho thầy và trò, phát huy truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài, cổ vũ giáo viên, học sinh, sinh viên phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, học tốt, nghiên cứu tốt, thực hành giỏi, có nhiều cống hiến cho đất nước.

Tư tưởng chỉ đạo của Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010 là khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ, tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH, chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng sánh vai cùng với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, hoạt động giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Chương trình giáo dục mầm non đã được ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục mầm non là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện.

Mục tiêu tổ chức hoạt động giáo dục mầm non bao gồm : là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005).

a. Phát triển thể chất

- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.

- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.

b. Phát triển nhận thức

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh - Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý vá ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hội.

c. Phát triển ngôn ngữ

- Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp.

- Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác.

- Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.

d. Phát triển tình cảm - xã hội

- Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp

- Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao.

- Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non vá nơi sinh sống. - Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi.

- Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường.

e. Phát triển thẩm mĩ

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

- Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…vá biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.4. Vai trò của Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn

1.4.4.1. Chức năng

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.

1.4.4.2. Nhiệm vụ - quyền hạn

- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND huyện và Sở Giáo dục - Đào tạo về hoạt động giáo dục trên địa bàn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và chương trình cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Giúp UBND huyện quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng quản lý giáo dục thị xã theo quy định của pháp luật.

- Về quản lý giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non:

+ Trình UBND huyện về quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn.

+ Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định các đề án, hồ sơ thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở giáo dục mầm non trong huyện trình Chủ tịch UBND huyện quyết định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã, thị trấn; việc thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục trên địa bàn huyện theo phân cấp của UBND tỉnh và phân công của UBND huyện; chịu

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)