Quản lý nhà nước về giáo dục

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.5.Quản lý nhà nước về giáo dục

* Khái niệm quản lý giáo dục:

Về khái niệm quản lý giáo dục, hiện nay cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Quản lý giáo dục là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Ngày nay, lĩnh vực giáo dục mở rộng hơn nhiều so với trước, do mỗi chỗ mở rộng đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người lớn và toàn xã hội. Tuy nhiên, giáo dục thế hệ trẻ là bộ phận nòng cốt của lĩnh vực giáo dục cho toàn xã hội.

Từ điển giáo dục định nghĩa khái niệm quản lý giáo dục:

- (Nghĩa rộng) Quản lý giáo dục là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục.

Ngày nay lĩnh vực giáo dục mở rộng nhiều hơn so với trước, do chỗ mở rộng đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người lớn và toàn xã hội.

Tuy nhiên, giáo dục thế hệ trẻ vẫn là bộ phận nòng cốt của lĩnh vực giáo dục cho toàn xã hội.

- (Nghĩa hẹp) Quản lý giáo dục chủ yếu là quản lý giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quản lý giáo dục gồm hai mặt lớn là quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Quản lý giáo dục là việc thực hiện và giám sát những chính sách giáo dục đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở.

- Quản lý giáo dục còn là một ngành, một bộ phận khoa học có tính chất liên ngành nhằm vận dụng những khoa học quản lý sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của hệ thống giáo dục.

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục có nhiều khái niệm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo cho sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em”. [24,tr.34]

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [32, tr68]

Những khái niệm trên tuy có diễn đạt khác nhau nhưng tựu trung quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với qui luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

Trong quản lý giáo dục chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp. Đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo.

Nội dung của quản lý giáo dục bao gồm một số vấn đề cơ bản:

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chính sách, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục.

- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.

- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên . - Huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bàn lãnh thổ, theo chuyên môn, kỹ thuật, theo mục tiêu quản lý.

Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên yếu tố đầu tiên là sản xuất ra của cải vật chất. Ph.Ăngghen viết: “Các Mác là người đầu tiên đã phát hiện quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật đơn giản… là trước hết con người cần phải ăn, uống, mặc và ở trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,…”.

Cùng với việc phát triển sản xuất, xã hội ở một giai đoạn đều tiến hành chức năng giáo dục. Giáo dục là quá trình chuẩn bị cho con người, trước hết là thế hệ trẻ, tham gia lao động sản xuất, tham gia vào đời sống xã hội bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người một cách có ý thức, có mục đích. Tham gia quá trình giáo dục có những phương tiện, điều kiện giáo dục …Tất cả những yếu tố trên quy tụ lại thành “Hệ thống giáo dục quốc dân”. Đây là một bộ phận của hệ thống xã hội. Quản lý giáo dục chính là quản lý bộ phận này của xã hội. Quản lý giáo dục được hiểu là quản lý quá trình giáo dục và đào tạo. Tùy theo các cấp độ thì sự quản lý giáo dục sẽ khác nhau.

Quản lý giáo dục có hai nội dung chính: Quản lý nhà nước về giáo dục; Quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Quản lý giáo dục là việc thực hiện và giám sát những chính sách giáo dục, đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở.

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp; đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các hoạt động thực hiện các chức năng của quá trình giáo dục đào tạo.

Quản lý nhà nước về giáo dục: Là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 27)