Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động

khó khăn huyện Nguyên Bình

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình

TT Nội dung Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng X TB 1 Hình thành và phát triển ở trẻ em

những chức năng tâm, sinh lí 44.5 34.5 21.0 2.24 1 2 Giúp trẻ phát triển thể chất 44.5 28.0 25.0 2.15 3 3 Giúp trẻ phát triển nhận thức 40.0 25.0 32.5 2.03 8 4 Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 40.0 34.5 26.5 2.10 4 5 Giúp trẻ phát triển tình cảm - XH 45.0 22.5 30.0 2.06 7 6

Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một

40.0 39.5 22.5 2.20 2

7 Giúp trẻ những kĩ năng sống cần thiết

phù hợp với lứa tuổi 35.0 40.0 25.0 2.07 6 8 Làm giàu cảm xúc, góp phần phát triển tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức của trẻ 40.0 30.0 29.0 2.09 5 * Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy theo đánh giá GV, CBQL các trường MN xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình cho thấy: vai trò của tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình là “Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm, sinh lí có ĐTB=2.24 đứng đầu tiên trong bảng xếp loại sau đó là “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một“ có ĐTB=2.20 và “Giúp trẻ phát triển thể chất” có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐTB=2.15. Như vậy theo đánh giá của CBQL, GV thì tổ chức các hoạt động giáo dục làm phát triển trẻ gồm các mặt: thể chất, tâm lý và xã hội. Các mặt phát triển luôn hoà quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Để có thể phát huy vai trò của hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi thì giáo viên cần chú ý khuyến khích mọi trẻ đều được tham gia và được thừa nhận vai trò của mình. Tạo bầu không khí giao tiếp tích cực, hợp tác cùng nhau, trẻ cảm thấy an toàn, được coi trọng, tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú.

Tuy nhiên một số GV, CBQL chưa đề cập đến vai trò như: - Giúp trẻ phát triển nhận thức

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

- Giúp trẻ phát triển tình cảm - xã hội

- Giúp trẻ những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi

- Làm giàu cảm xúc, góp phần phát triển tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức của trẻ

Nhà tâm lý học V.X. Mukhina đã có những nghiên cứu về tâm lý học trẻ em và đã đưa ra kết luận: Độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây. Với sự tổ chức các hoạt động giáo dục những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thành về mọi phương diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người.

Với trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, đã xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý, trẻ chuẩn bị tiến vào bước ngoặt 6 tuổi. Bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng, khiến các gia đình, nhà trường có sự quan tâm. Vì vậy tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ cần đáp ứng giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông. Vì vậy trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giai đoạn này phải có bước chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông.

GV và CBQL cần chú ý tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng và phong phú đồng thời cần thực hiện việc đánh giá sự phát triển của trẻ sẽ được thực hiện hàng ngày, đánh giá trẻ tại cuối mỗi chủ đề và theo giai đoạn. Nội dung chương trình gồm 2 phần chính: nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ theo độ tuổi. Kết quả mong đợi là trẻ 5 tuổi sau khi hoàn thành CTGDMN sẽ có đầy đủ điều kiện về thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý để bước vào học tập ở trường phổ thông qua đó GV sẽ thấy được vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 64)