7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Định hướng chỉ đạo tăng cường công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho
cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua, nhiều chính sách về giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ 5 tuổi đối với vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã được ban hành, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và giữ vững chủ quyền quốc gia.
Bộ GD - ĐT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu để Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và chỉ đạo các địa phương thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt bậc học mầm non như: Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012, Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ), Đề án tăng cường đầu tư xây dựng ở mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và một số trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú nhằm thu hút được tất cả trẻ trong độ tuổi đến trường; Quyết định ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, các chính sách ưu tiên cho phát triển giáo dục dân tộc (Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010); Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015; Thực hiện công bằng trong xã hội và một số chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học.
Trong quan điểm chỉ đạo, Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX xác định:
“Phát triển hài hoà, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hoá, xã hội hoá GD&ĐT”. [10, tr.18].
Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 năm 2010, đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các cơ hội và thách thức đối với dân tộc ta trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, về khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá. Đại hội tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. [10, tr.18]
Để thực hiện được chủ trương trên Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo nhiều nhóm giải pháp như tăng thời lượng dạy tiếng Việt, sử dụng tài liệu công nghệ giáo dục, dạy học song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, nhân viên hỗ trợ giáo viên, xây dựng môi trường sử dụng tiếng Việt trong dạy học và hoạt động tập thể…Trong những năm qua, nhiều chính sách về giáo dục và đào tạo đối với vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã được ban hành, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và giữ vững chủ quyền quốc gia. Các chính sách về giáo dục tập trung vào việc phát triển mạng lưới trường, lớp đến các xã, thôn, bản, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị; các chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và các chính sách cho người học là người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách, đảm bảo cơ hội học tập cho mọi người nhằm tạo công bằng xã hội trong giáo dục.
Với những giải pháp trên, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa từng bước được tăng cường phát triển.
Đối với huyện Nguyên Bình là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc, đặc biệt tăng cường hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi bằng những giải pháp cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển giáo dục nhất là tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với trẻ em dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc; Nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền núi, khó khăn.
- Một số biện pháp:
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường mầm non vùng khó khăn theo hướng đồng bộ, hiện đại.
+ Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tăng dần tỷ lệ giáo viên người dân tộc, người địa phương; Thực hiện tốt các chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
độ chính sách cho giáo viên, người học vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; Có chính sách thỏa đáng thu hút nhà giáo đến làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; Chỉ đạo việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số; Bảo đảm đủ nhà công vụ cho đội ngũ nhà giáo.
+ Cung cấp miễn phí hoặc giảm giá sách giáo khoa, học phẩm, đồ dùng học tập cho trẻ mẫu giáo nhất là trẻ em mẫu giáo 5 tuổi vùng khó khăn, vùng dân tộc thiếu số và các đối tượng chính sách xã hội.