Tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 114)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Tính khả thi biện pháp thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết X TB 1

Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn cho cán bộ quản lý và giáo viên.

49.0 28.0 22.5 2.26 1

2

Biện pháp tăng cường sự chỉ đạo việc củng cố và phát triển tổ chức sư phạm để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

44.0 34.0 22.0 2.25 2

3

Tăng cường nguồn lực kinh tế và huy động sự ủng hộ của xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ở các xã vùng khó khăn

huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp có thể thấy đánh giá của CBQL, GV thì biện pháp được đánh giá cao nhất là “Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn cho cán bộ quản lý và giáo viên” có ĐTB = 2.20, còn lại giải pháp “Biện pháp tăng cường sự chỉ đạo việc củng cố và phát triển tổ chức sư phạm để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” ít có tính cần thiết trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo trẻ 5 tuổi.

Với biện pháp tính khả thi cho thấy biện pháp được đánh giá cao như

“Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của tổ chức hoạt

động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn cho cán bộ quản lý và giáo viên” có ĐTB=2.26, còn lại biện pháp “Tăng cường nguồn lực kinh tế và huy động sự ủng hộ của xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi” ít có tính khả thi trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo trẻ 5 tuổi.

Nhận xét chung: Kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy nội dung của 3 biện pháp đều có kết quả trung bình với chỉ số rất cao, từ 2.13 trở lên đến 2.26 (trong 3 mức đặt ra), nghĩa là từ mức cần đến mức rất cần. Nội dung của mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biện pháp có những tham số khác nhau được chúng tôi sắp xếp từ cao xuống thấp, thể hiện mức độ quan trọng giảm dần theo từng tiêu chí.

Như vậy những biện pháp chúng tôi nêu trên rất phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay của các trường mầm non ở các xã vùng khó khăn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Như chúng ta đã biết trong tình hình yêu cầu giáo dục hiện nay, việc đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả công tác tổ chức hoạt động giáo dục trước đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục mầm non. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm biện pháp mà chúng tôi đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao, đáp ứng nhu cầu tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi hiện nay. Tuy nhiên để nhóm các biện pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi vùng khó khăn, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp, trong đó Phòng Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm chính. Mặt khác, hiệu trưởng nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ hiện có và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của tập thể sư phạm nhà trường, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 3

Như trên chúng tôi đã tổng kết đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng chúng tôi đã đưa ra các biện pháp:

+ Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn cho cán bộ quản lý và giáo viên.

+ Biện pháp tăng cường sự chỉ đạo việc củng cố và phát triển tổ chức sư phạm để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

+ Biện pháp thực hiện nghiêm túc công tác Hành chính - Pháp chế để hỗ trợ tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

+ Tăng cường nguồn lực kinh tế và huy động sự ủng hộ của xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Những giải pháp này căn cứ vào tình hình chung của trường mầm non ở các xã vùng khó khăn và căn cứ vào các nguyên tắc như nguyên tắc đảm bảo tính cấu trúc, tính thực tiễn và tính hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 114)