Những thách thức đặt ra cho việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 52)

7. Cấu trúc luận văn

1.6. Những thách thức đặt ra cho việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều kiện để tổ chức hoạt động GD có những điều kiện cơ bản, đó là đội ngũ GV và cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức GD còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các phòng chức năng và phòng bộ môn, điều đó đã là những thách thức của công tác tổ chức hoạt động GD đối với trẻ 5 tuổi nhất là những vùng kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp việc xây dựng trường lớp còn nhiều hạn chế còn áp dụng khoa học kỹ thuật như công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ GV hiện nay có tâm huyết với nghề còn ít. Chế độ bồi dưỡng cho đội ngũ GV còn thấp so với trình độ kinh tế nên một số GV chưa cống hiến hết mình cho công tác GD. Một số GV chưa nhận thức được GD mầm non với sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV các trường mầm non chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, trọng điểm.

Đối với lãnh đạo quản lý chỉ có một số hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được cử đi học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn nên chất lượng quản lý chưa tốt. Bản thân tuổi đời của các hiệu trưởng cũng cho thấy đa số có tuổi đời bình quân là 40 tuổi. Họ chỉ mới đáp ứng được về mặt chuyên môn, song về mặt quản lý họ chưa thật sự có kinh nghiệm thực tiễn cũng như nghiệp vụ quản lý. Vì thực tế hầu hết các cán bộ quản lí trường mầm non xuất phát từ GV cốt cán có năng lực chuyên môn trong ngành nhưng chưa được đào tạo bồi dưỡng trực tiếp từ các lớp quản lí giáo dục. Từ đó chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện như hiện nay.

Yếu tố nữa là một số trường còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên. Vì thế, GV không chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, hiện tượng “dạy chay” còn khá phổ biến.

Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua đó chính là chế độ cho GV còn thấp so với nhu cầu kinh tế. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy thì cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảm bảo về nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cũng như vật chất để GV yên tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Dân số và số dân trong độ tuổi mầm non : Đây là cơ sở rất quan trọng và cơ bản làm căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển GD - ĐT. Bởi mức tăng, giảm dân số nói chung, sự di cư dân số, thành phần dân tộc và phân bố dân cư ở thành thị, nông thôn, vùng lãnh thổ, .v.v… đều ảnh hưởng đến dân số học đường.

Cơ sở vật chất trường lớp: Cơ sở vật chất, trường lớp đó chính là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, quyết định đến số lượng các lớp học, có ý nghĩa rất quan trọng như: để xác định quy mô từng lớp, việc bố trí giáo viên cho phù hợp nên đây là thách thức rất lớn đến tổ chức hoạt động GD cho trẻ 5 tuổi.

Trình độ dân trí của địa phương cũng là thách thức đến tổ chức hoạt động GD cho trẻ em vùng khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhân cách trẻ. Trong chương 1 chúng tôi đã đưa ra các khái niệm về giáo dục, biện pháp, hoạt động giáo dục, mục tiêu giáo dục, mục tiêu giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn với phát triển kinh tế đồng thời tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn với việc thúc đẩy sự bình đẳng dân tộc và đoàn kết dân tộc. Từ cơ sở nghiên cứu lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục, đây cũng là cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC XÃ VÙNG KHÓ KHĂN

CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)