Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của tổ chức

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của tổ chức

chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn cho cán bộ quản lý và giáo viên

a. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non đặc biệt giáo dục mầm non vùng khó khăn, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phổ thông. Vì vậy cần nâng nâng cao nhận thức của cho cán bộ quản lý và giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho sự hoạt động của hệ thống giáo dục theo những mục tiêu và phương hướng đã định. GV, CBQL là đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp một cách mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong nhà trường. Nâng cao nhận thức đội ngũ GV, CBQL nhằm chống lại những biểu hiện tiêu cực, thiếu trật tự kỷ cương trong giáo dục hiện nay; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

b. Nội dung của biện pháp

Người lãnh đạo quản lý không những phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một sự nghiệp, mà còn cần phải có khả năng giao tiếp, khả năng thấu hiểu cấp dưới của mình. Người quản lý phải biết chinh phục họ bằng tài năng trí tuệ, bằng đạo đức và bằng cả tình cảm chân thật của mình. Như vậy, để trở thành một nhà quản lý giỏi, người quản lý phải có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, về quản lý. Từ đó, người lãnh đạo có những tác động quản lý phù hợp vào từng cá nhân trong đơn vị, khơi dậy mọi tiềm năng sức mạnh tiềm ẩn về trí tuệ, sức khỏe, ý thức trách nhiệm, tinh thần say mê làm việc trong từng con người. Chính những tác động ấy đã làm cho hiệu quả công tác của từng người được nâng cao. Đó cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ một cách hiệu quả nhất của người lãnh đạo.

- Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ nhiệm vụ: chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Điều 54 của Luật giáo dục chỉ rõ :

- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

Thực tiễn công tác quản lý nói chung, quản lý trường học nói riêng chứng tỏ rằng: Trong nhiều nguyên nhân nói lên sự thành công hay thất bại của một tổ chức, một đơn vụ, nguyên nhân về lãnh đạo quản lý đóng vai trò quyết định. Chọn và tìm người quản lý giỏi đó là mục tiêu quan trọng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trong và ngoài nước ở thời đại ngày nay.

Thực tiễn công tác tổ chức giáo dục cho trẻ 5 tuổi còn nhiều hạn chế vì vậy biện pháp nâng cao nhận thức của cho cán bộ quản lý và giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn là biện pháp cần thiết trong những biện pháp phải làm để tăng cường sự chủ động của người GV, CBQL đáp ứng yêu cầu của tổ chức giáo dục. Công tác đào tạo của nhà trường ở mỗi giai đoạn khác nhau có những yêu cầu khác nhau phải được thấm nhuần tới nhận thức của lực lượng quan trọng nhất trong nhà trường.

Mục tiêu chương trình giáo dục 5 - 6 tuổi được xây dựng theo các lĩnh vực phát triển gồm: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội , thẩm mĩ nhằm hình thành, phát triển tối đa tiềm năng vốn có ở trẻ và hình thành những giá trị, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, xã hội, chuẩn bị tốt cho trẻ vào trường phổ thông.

Nội dung chương trình gồm 2 phần chính: nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ theo độ tuổi. Kết quả mong đợi là trẻ 5-6 tuổi sau khi hoàn thành CTGDMN sẽ có đầy đủ điều kiện về thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý để bước vào học tập ở trường phổ thông.

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi chúng ta cần thấy được chất lượng của sản phẩm GD-ĐT phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ GV - cái “máy cái” trong công nghệ tái tạo ra sức lao động kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuật, tái sản xuất ra chất xám. Vì vậy, phải tác động vào nhận thức đội ngũ GV không chỉ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng mà cần có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tập trung tâm lực vào sự nghiệp GD-ĐT. Xác lập vị trí cao quý của người thầy trong xã hội trên tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Đồng thời, dịch chuyển thang giá trị nghề nghiệp sao cho thu hút ngày càng nhiều người tài giỏi muốn làm công tác giảng dạy. Biện pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng là một trong những nội dung quản lý tương đối khó khăn của người quản lý. Bởi vì, nó liên quan đến quyền lợi và danh dự của người GV. Mặt khác, công tác thi đua, khen thưởng thực hiện nhiều bước, nhiều khâu, nhiều thủ tục …theo nhiều qui định của nhiều ngành, liên quan đến cả quá trình dạy học của từng người. Vận dụng linh hoạt các tiêu chuẩn, chế độ chính sách vào tình hình thực tế của nhà trường trong công tác thi đua, khen thưởng trở thành một yêu cầu đổi mới của công tác quản lý hiện nay.

Đồng thời thực hiện tốt chức năng tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng. Tổ chức, chỉ đạo là một trong những khâu quan trọng của một chu trình quản lý. Công tác tổ chức chỉ đạo một cách khoa học, nghệ thuật của người hiệu trưởng sẽ có tác dụng tạo điều kiện cho cán bộ GV làm việc phù hợp với khả năng, năng lực của mình, phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo ở họ để nâng cao hiệu quả lao động.

Các biện pháp động viên, khích lệ GV cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra cần phải nâng cao năng lực quản lý, góp phần nâng cao năng lực cho người GV.

Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt nghị quyết TW2 (khóa VIII) và các Nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển giáo dục để mọi người nhận thức sâu sắc rằng: trong giai đoạn cách mạng hiện nay, muốn xây dựng thành công CNXH cần phải đi từ giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trước mắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải tập trung ưu tiên nhất về các phương diện: chính sách, tổ chức, quản lí, đội ngũ cán bộ giáo viên và đầu tư cho giáo dục - đào tạo.

Phải nắm vững các văn bản của cấp trên về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn quán triệt trong CB - GV - NV và CMHS một cách đầy đủ, kịp thời; chỉ đạo, vận động các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia thực hiện công tác này có hiệu quả hơn.

Muốn vậy Hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác tổ chức giáo dục cho các xã vùng khó khăn.

Hiệu trưởng, cán bộ quản lý cần nắm vững các văn bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Tác động vào nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV

- Thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường đồng nghiệp

- Thực hiện tốt chức năng tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng - Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát

- Đổi mới cách đánh giá, xếp loại GV, CBQL

Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ và phối hợp hành động của chi bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, giáo viên là tiền đề cho việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 89)