Khái niệm hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Khái niệm hoạt động giáo dục

1.3.1.1. Hoạt động giáo dục

Theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động, thì hoạt động là quan hệ, tác động qua lại giữa con người và thế giới. Trong đó, con người làm biến đổi thế giới, tạo ra sản phẩm có chứa đựng tâm lý - ý thức - tính cách của mình. Đồng thời thế giới tác động trở lại làm cho con người có nhận thức mới, năng lực mới. Hay nói khác đi hoạt động là quá trình xác lập, vận hành các mối quan hệ nhất định của con người với thế giới xung quanh và với chính bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Như vậy con người có rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như: hoạt động lao động, hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động nghiên cứu khoa học…

Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được GD nhằm hình thành nhân cách cho họ.

Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Là quá trình hình thành cho người được GD lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong XH thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.

Hoạt động giáo dục là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, nội dung và sử dụng các phương pháp khoa học giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

1.3.1.2. Các hoạt động giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một nội dung quan trọng trong giáo dục con người là giáo dục văn hoá - thẩm mỹ.

- Văn hoá là một khái niệm rộng liên quan đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội. Văn hoá được hiểu như là toàn bộ các thành tựu của loài người trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần, trong cải tạo cuộc sống xã hội, trong sáng tạo khoa học, công nghệ và nghệ thuật. Văn hoá là sản phẩm của con người, là thuộc tính bản chất của con người. Văn hoá gắn chặt với con người, không có văn hoá ngoài con người. Mỗi cá nhân do giáo dục và do trường đời hoạt động mà trở thành con người có văn hoá.

Có hai loại văn hoá : văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

+ Văn hoá vật chất là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra, đó là thước đo trình độ chinh phục thiên nhiên của con người.

+ Văn hoá tinh thần bao gồm : khoa học và trình độ ứng dụng khoa học; trình độ học vấn của nhân dân; tình trạng giáo dục, tôn giáo, y tế, văn hoá, đạo đức; trình độ của những nhu cầu, thị hiếu và hứng thú của nhân dân trong cuộc sống…

- Hoạt động giáo dục văn hoá là quá trình tác động hình thành cho cá nhân những phẩm chất cá nhân tốt đẹp, những nếp sống văn minh từ đó mà sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân và xã hội. Xây dựng một nền văn hoá dân tộc đặc sắc mang tính nhân văn, nhân bản, nhân đạo, nhân ái; thống nhất giữa truyền thống dân tộc, thời đại, quốc gia và quốc tế. Đào tạo một thế hệ con người đạt tới trình độ cao của văn minh nhân loại. Đó là những con người có tâm hồn trong sáng, sống có lý tưởng, lương thiện, đạo đức, giàu lòng vị tha, có hành vi văn minh, lịch sự…

- Hoạt động giáo dục lao động: Lao động là phương thức để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nhờ có lao động mà con người trở thành con người có ý thức; xã hội loài người trở thành xã hội văn minh. Đối với từng cá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân, lao động là con đường quan trọng nhất để hình thành và phát triển nhân cách, con đường hướng tới sự thành đạt và hạnh phúc cá nhân.

Hoạt động giáo dục lao động chính là quá trình cung cấp cho cá nhân kiến thức kỹ thuật tổng hợp, tạo lập thói quen, thái độ và kỹ năng lao động tuỳ theo lứa tuổi và giới tính để làm chủ cuộc sống trong thực tại và tương lai. Giáo dục lao động có ảnh hưởng lớn đến các mặt giáo dục khác như: trí dục, đức dục, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục sức khoẻ cho cá nhân.

Hình thành kỹ năng lao động phổ thông, đó là giúp cho cá nhân có khả năng làm được công việc phổ thông theo nội dung đã học tuỳ vào lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực nghề…

- Hoạt động giáo dục thể chất: Giáo dục thể chất là quá trình tác động để hình thành cho cá nhân những phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho cá nhân có một sức khoẻ tốt để sống hạnh phúc và tham gia tốt vào cuộc sống lao động xã hội.

Giáo dục thể chất có liên quan đến tất cả các mặt giáo dục, bởi vì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Có sức khoẻ tốt con người mới có khả năng học tập tốt, lao động tốt, ham thích sáng tạo cái đẹp… Như vậy, giáo dục thể chất là cơ sở để giáo dục toàn diện cho con người.

Sức khoẻ con người là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền, sự tiếp thu năng lượng dinh dưỡng và sự giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ cũng như sự tập luyện hàng ngày.

Hoạt động giáo dục thể chất bao gồm :

+ Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ và rèn luyện thân thể. + Bồi dưỡng các kỹ năng thể dục, thể thao.

+ Tổ chức tập luyện thường xuyên các bài thể dục cơ bản.

+ Giáo dục ý thức phòng bệnh thông thường, phòng chống các bệnh xã hội. + Giáo dục thói quen ăn uống văn minh, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh, dinh dưỡng, làm cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, phòng chống bệnh tật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ngoài ra còn hoạt động giáo dục quân sự, giáo dục môi trường, dân số.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)