7. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những thành công và tồn tại của tổ chức hoạt động
động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình, Cao Bằng
- Nguyên nhân thành công:
Để có được những kết quả giáo dục như đã nêu trên của các trường mầm non huyện Nguyên Bình trước tiên phải nói đến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Họ thực sự là những người có trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn cao và không ngừng nghiên cứu, học tập để ngày một nâng cao trình độ về mọi mặt phù hợp với yêu cầu của sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hội đồng giáo dục của các trường là những tập thể có sự đoàn kết nhất trí cao và thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục giúp đỡ thế hệ trẻ. Các hoạt động trong nhà trường đảm bảo sự công bằng và tính dân chủ. Luôn coi trọng việc kiểm tra, đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, có ý chí vươn lên. Đa số giáo viên đã nhận thức được đường lối đổi mới về giáo dục của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt các qui định của ngành đề ra.
Các trường thực sự quán triệt và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, quyết định và nhiệm vụ của ngành, của các cấp có liên quan, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ, lãnh đạo của UBND huyện, Sở Giáo dục đào tạo, UBND tỉnh. Nói cách khác các trường đã xây dựng và phát huy được sức mạnh nội lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và ngoại lực đảm bảo tốt các yếu tố thực hiện thành công tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi các xã vùng khó khăn.
- Nguyên nhân tồn tại:
Công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn có những hạn chế, thể hiện ở một số mặt sau:
+ Chưa quan tâm đầy đủ, kịp thời đến các việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Thiếu các chính sách nhằm kích thích sự phấn đấu vì nghề nghiệp của đội ngũ GV. Đồng thời một lực lượng không nhỏ giáo viên thiếu ý thức vươn lên trong việc bồi dưỡng rèn luyện kiến thức, đặc biệt thiếu quan tâm đến việc cải tiến tổ chức hoạt động giáo dục, hoàn toàn bằng lòng với kết quả giáo dục đã đạt được. Điều đáng quan tâm hiện nay là một số ít cán bộ quản lý các cấp và giáo viên còn thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo đặc biệt trẻ 5 tuổi chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1 .
+ Cấp uỷ Đảng và chính quyền ở một số xã chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa quán triệt đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chưa có những chính sách theo định hướng xem: “ giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu” cho nên chưa có những giải pháp tích cực, chưa phát huy có hiệu quả những nguồn lực của địa phương, chưa huy động mạnh mẽ các lực lượng xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục.
+ Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế, kinh phí chủ yếu dành cho việc trả lương, việc đầu tư để hỗ trợ, kích thích cho các hoạt động chuyên môn trong trường học còn hạn chế. Chưa đầu tư thích đáng về CSVC, thiết bị, đồ dùng tối thiểu và đồ chơi ngoài trời. Tóm lại, kinh phí đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ chế quản lý tài chính không ổn định, hiệu quả sử dụng kinh phí chưa cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tình hình kinh tế ở địa phương phát triển chậm, đời sống nhân dân nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện đóng góp cho nhà trường và đầu tư cho con em học tập còn nhiều hạn chế; Mức lương của giáo viên còn thấp, chưa đủ điều kiện để tập trung vào học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tận tuỵ vì công việc. Mặt khác những tiêu cực trong xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường luôn tác động đến hoạt động GD - ĐT; một bộ phận phụ huynh học sinh chưa nhận thức rõ việc đầu tư cho con em mình học tập, thiếu quan tâm, không có sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn vị trí, mục tiêu của giáo dục bậc mầm non trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay, để từ đó có sự đóng góp ý kiến và giải pháp phù hợp.
+ Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các cơ quan, đoàn thể chưa thật sự chặt chẽ, thường xuyên tạo nên sự thiếu đồng bộ nên hiệu quả thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận chƣơng 2
Qua khảo sát thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả nhất định trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn, thực trạng các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình về lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình vẫn còn hạn chế. Từ những hạn chế trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình chúng tôi đã phân tích và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại. Đây cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã vùng khó khăn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng sẽ được trình bày cụ thể ở phần chương 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC XÃ VÙNG KHÓ KHĂN HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG