Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

- Nền kinh tế tuy đã có nhiều khởi sắc song chủ yếu dựa vào nông nghiệp thuần túy, năng suất thấp, sản phẩm ngành nông nghiệp chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương chưa trở thành hàng hóa. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ khai thác lạc hậu, hầu hết khai thác được đều xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến sản xuất, gây lãng phí thất thoát tài nguyên rất lớn, hủy hoại môi trường, do chưa áp dụng khoa học công nghệ mới tiên tiến vào khai thác chế biến, các ngành công nghiệp mũi nhọn khác hầu như không có.

- Hệ thống đường giao thông ở huyện duy nhất chỉ có đường bộ, tuy đã có đường đến hết các xã nhưng chất lượng còn rất thấp ( đường giải cấp phối và đường đất). Đường đến các thôn, xóm ở các xã vùng khó khăn hầu hết là phải chèo đèo, lội suối, đi lại rất khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ thống thông tin liên lạc mạng viễn thông phát triển chưa đồng bộ, như dịch vụ như điện thoại cố định, điện thoại di động, Internet, điện thoại di động chỉ được phủ sóng tại 02 thị trấn và các xã vùng thuận lợi.

- Hệ thống cung cấp điện: Hiện 100% trung tâm Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện có mạng lưới điện Quốc gia, tuy nhiên ở các xóm thuộc các xã vùng khó khăn chưa có mạng lưới điện quốc gia, tính đến hết năm 2012 có trên 80% số hộ dân được sử dụng điện.

- 30% dân số có nước sạch sinh hoạt, số còn lại chủ yếu là sử dụng nước sinh hoạt tự chảy, nước khe,… Tình trạng thiếu nước sinh hoạt của dân cư ở nhiều vùng núi cao, đặc biệt ở khu vực núi đá đã và đang dần được khắc phục. . - Nguyên Bình vốn giàu truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa và truyền thống hiếu học, là chiếc nôi của cách mạng trong những cuộc kháng chiến, nơi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân, với các địa danh: Đồn Phai Khắt, Nà ngần, hang Kéo Quảng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát huy nội lực kinh tế - xã hội Nguyên Bình những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng; Công tác xoá đói giảm nghèo đã góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư, cơ sở hạ tầng đang được xây dựng, chất lượng giáo dục những năm gần đây đã dần được nâng lên.

Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đã được hình thành lâu đời, trở thành cách nghĩ, nếp sống, thói quen sinh hoạt ổn định. Đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều truyền thống tốt đẹp như: truyền thống đấu tranh cách mạng, đoàn kết, tinh thần cần cù, dũng cảm, thật thà,…Tuy nhiên, còn có một số phong tục tập quán lạc hậu đã trở thành yếu tố cản trở cho sự phát triển kinh tế văn hóa, giáo dục của huyện, như: tục tảo hôn, tục ma chay, cưới xin tốn kém, các lễ nghi cúng bái quanh năm, tục cấm sấm, cấm gió, ….Những tập tục này đã trở thành nhu cầu tinh thần, một nét điển hình trong nếp sống văn hóa, khó thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngày nay, cuộc sống du canh, du cư tuy đã được dần dần xóa bỏ, sự chuyển dịch cơ cấu đang có ý nghĩa tích cực đối với đời sống của nhân dân miền núi huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, song chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp. Đồng bào dân tộc Mông, Dao cư trú ở các xã vùng cao khắc nghiệt, khô cằn với thói quen đốt nương làm rẫy, chọc lỗ tra hạt vẫn còn phổ biến. Cuộc sống gắn bó với lao động thủ công là chủ yếu, tâm lý “ Không có lúa ngô thì đói, không có chữ thì có chết ai đâu”

vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến công tác giáo dục của huyện.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện nguyên bình cao bằng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)