7. Cấu trúc luận văn
1.2.6. Chức năng của nhà quản lý giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cũng như các hoạt động quản lý KT-XH, QLGD có 2 chức năng tổng quát: Chức năng ổn định, duy trì trong quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền KT-XH; chức năng đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu.
QLGD cũng có đầy đủ 4 chức năng cơ bản của quản lý nói chung: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
+ Lập kế hoạch: Là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý lập kế hoạch bao gồm: Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị, dự báo, đánh giá triển vọng đề ra mục tiêu, chương trình xác định tiến độ, xác định ngân sách, xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn xây dựng các thể thức thực hiện.
+ Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và quyền lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Xây dựng các cơ cấu nhóm tạo sự hợp tác liên kết, xây dựng các yêu cầu, lựa chọn, sắp xếp bồi dưỡng cho phù hợp, phân công nhóm và cá nhân.
+ Chỉ đạo (lãnh đạo, điều khiển): Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong chỉ đạo chú ý sự kích tích động viên, thông tin hai chiều đảm bảo sự hợp tác trong thực tế.
+ Kiểm tra: Là quá trình hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức. Xây dựng định mức và tiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh.
Ngoài 4 chức năng cơ bản trên đây, cần lưu ý rằng, trong mọi hoạt động của QLGD, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như "mạch máu" của hoạt động QLGD. Chính vì vậy trong nhiều nghiên cứu gần đây đã coi thông tin như một chức năng trung tâm liên quan đến các chức năng quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khác. Nếu thiếu hoặc sai lệch thông tin thì công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, tạo lên những quyết định sai lầm, khiến công tác quản lý kém hiệu quả hoặc thất bại. Quá trình quản lý nói chung, quá trình QLGD nói riêng là một thể thống nhất trọn vẹn. Sự phân chia thành các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối giúp cho người quản lý định hướng thao tác trong hoạt động của mình.
Trong thực tế, các giai đoạn diễn ra không tách bạch rõ ràng, thậm chí có chức năng diễn ra cả ở một số giai đoạn khác nhau trong quá trình đó.