QHCT), việc ban hành quy định, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và kế hoạch thực hiện các đồ án QHXD trên địa bàn.
2.3.2. Tạo sự đồng thuận của người dân trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng quy hoạch xây dựng
Bài học lớn nhất của sự thành công trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị 40 năm qua (30/4/1975 – 30/4/2015) của Thành phố Hồ Chí Minh là phải làm sao có được sự đồng thuận của người dân126. Từ thực tế và bài học kinh nghiệm nêu trên của Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng, UBND các tỉnh cần nghiên cứu, vận dụng phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của từng tỉnh để tạo sự đồng thuận của người dân trong công tác quản lý nhà nước về QHXD trên địa bàn nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, trong đó cần tập trung thực hiện các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo mục tiêu của quy hoạch xây dựng và hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình là nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của cộng đồng, dân cư. Đây là cơ sở quan trọng để tạo được sự đồng tình ủng hộ
của đa số người dân, bởi vì nếu quy hoạch hợp lý nhưng chính quyền quản lý phát triển khơng đúng quy hoạch thì người dân sẽ giảm sút lịng tin của người dân vào chính quyền, vào cơng tác quy hoạch, xây dựng.
Thứ hai, phải công khai, minh bạch thông tin về QHXD trong quy trình làm quy hoạch, làm sao để người dân biết được thơng tin để có thể tham gia
hoặc chuẩn bị. Các đồ án, kế hoạch cụ thể về xây dựng cơng trình phải có thơng tin đầy đủ, chính xác và cơng khai để người dân có lợi ích liên quan và người dân quan tâm nắm được thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Thứ ba, xây dựng cơ chế phát huy quyền làm chủ của người dân trong quá trình làm và thực hiện quy hoạch. Tức là phải tạo điều kiện cho người
dân tham gia hiến kế, đóng góp ý kiến; đảm bảo mọi ý kiến của người dân phải được lắng nghe với tinh thần tôn trọng, cầu thị. Những ý kiến đúng thì phải kiên quyết làm theo, những ý kiến có khác biệt cần được trao đổi, giải thích, xử lý trên tinh thần vì lợi ích chung, vì số đông, đảm bảo công bằng.