Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch xây dựng (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng. Riêng thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ cơng trình xây dựng, bộ phận cơng trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị chỉ được giao cho Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (Khoản 3 Điều 38, Khoản 2 Điều 46, Khoản 5 Điều 46 của Luật 2012; các Điều 19, 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 62, Điều 63, Điều 69 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP).

Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, biện pháp xử lý cụ thể của từng tổ chức, cá nhân có liên quan.

1.3. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng và tổ chức bộ máy thực hiện thẩm quyền quy hoạch xây dựng và tổ chức bộ máy thực hiện thẩm quyền

1.3.1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng hoạch xây dựng

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Luật 2015, UBND tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đó, UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. UBND tỉnh thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm, các quy hoạch (kể cả quy hoạch xây dựng), kế hoạch, chương trình thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương (các Điều 19, 21, 117 của Luật 2015).

Ngoài ra, thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh về QHXD còn được quy định tại các Luật chuyên ngành như: Luật 2009, Luật 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Các quyền này đã được trình bày cụ thể thơng qua các nội dung quản lý nhà nước tại các mục 1.2.3, 1.2.4, 1.2.5, 1.2.6 và 1.2.7 nêu trên, vì các quyền và nghĩa vụ thực hiện các nội dung đó chính là thẩm quyền.

1.3.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng dân tỉnh trong quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng

Theo quy định tại Điều 50 của Luật 2015, thì UBND tỉnh gồm thường trực UBND tỉnh (Chủ tịch và các Phó Chủ tịch) và các Ủy viên (UBND tỉnh loại I có khơng q bốn Phó Chủ tịch, loại II và loại II có khơng q ba Phó Chủ tịch; Ủy viên UBND tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an). Tuy nhiên, Luật 2015 không quy định số thành viên của UBND tỉnh mà nội dung này sẽ được quy định tại nghị định của Chính phủ35

. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý, UBND tỉnh phải xây dựng và ban hành quy chế làm việc để quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết cơng việc và quan hệ cơng tác của UBND tỉnh, trong đó phân cơng một Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND và Chủ tịch UBND tỉnh về từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực QHXD; đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn trực thuộc để giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về QHXD trên địa bàn, cụ thể như sau:

1) Sở Xây dựng, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện

chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về QHXD và kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị và KCN, KTT, khu công nghệ cao… và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Riêng tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chức năng này do Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện36

.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch xây dựng (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)