Ngoài ra, Cơ chế cần quy định rõ trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cử tri đại
diện hộ gia đình của các cơ quan tổ chức lập quy hoạch và các đơn vị tư vấn
lập QHXD theo đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007, chứ không phải chỉ lấy ý kiến của đại diện tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của địa phương như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, nhằm đảm bảo nội dung đóng góp của cộng đồng dân cư thật
sự là ý kiến của đông đảo người dân trong khu vực quy hoạch, góp phần nâng cao tính khả thi của đồ án quy hoạch khi được phê duyệt, cũng như khắc phục tình trạng tổ chức lấy ý kiến một cách hình thức, qua loa, đại khái như hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 2
Công tác lập quy hoạch xây dựng được các tỉnh quan tâm thực hiện, các đồ án quy hoạch đã thể hiện tư duy đổi mới và tầm nhìn dài hạn, chất lượng đồ án quy hoạch từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh chậm hơn so với yêu cầu của thực tiễn; nhiều khu vực chưa được tổ chức lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng; nhiều đô thị, đồ án quy hoạch chậm được ban hành quy định, quy chế quản lý, kiến trúc đô thị và kế hoạch thực hiện; kinh phí dành cho cơng tác quy hoạch xây dựng cịn hạn chế; cơng tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quy định về quản lý quy hoạch xây dựng chưa được tập trung thực hiện,…
Vì vậy, trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân các tỉnh cần quan tâm hơn nữa cho cơng tác quy hoạch xây dựng, trong đó cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề như: thực hiện phân cấp quản lý và ban hành kế hoạch thực hiện cơng tác lập, rà sốt, thực hiện quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn; ban hành chỉ thị về tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng; chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ở tất cả các khâu, các bước từ lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch; xây dựng cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho công tác quy hoạch xây dựng; xây dựng cơ chế để phát huy quyền làm chủ của người dân trong quá trình làm và thực hiện quy hoạch xây dựng,v.v.. Khi các nội dung trên được tập trung lãnh đạo và triển khai thực hiện một cách đồng bộ, quyết liết thì hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các tỉnh về quy hoạch xây dựng chắc chắn sẽ được nâng lên, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh tăng trưởng theo hướng nhanh và bền vững.
KẾT LUẬN
Quy hoạch xây dựng là cơ sở để kế hoạch hóa đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng tại các địa phương. Thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng được quy định khá chi tiết và đầy đủ tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thực tiễn quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng của Ủy ban nhân dân các tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực; tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng được tăng lên đáng kể; nhiều khu đô thị, dân cư đã được hình thành, góp phần thay đổi diện mạo đô thị ngày càng theo hướng văn minh, hiện đại với hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác quy hoạch xây dựng nên chưa thực hiện đầy đủ, đồng bộ các khâu, các bước trong quá trình quản lý, nhất là công tác lập, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch xây dựng; từ đó, dẫn đến tình trạng tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết tại một số địa phương còn thấp, nhiều đồ án quy hoạch đã được phê duyệt nhưng chậm được ban hành quy định, quy chế quản lý, kiến trúc đô thị và kế hoạch thực hiện,v.v.. làm ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Từ thực tiễn trên, đòi hỏi các cấp, cấp ngành tại các địa phương (nhất là các tỉnh có tỷ lệ phủ kín quy hoạch thấp, trong đó có tỉnh Long An) phải xác định công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch cơng tác hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, đầy đủ các các khâu, các bước (nhất là cơng tác bố trí kinh phí, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch), nhằm đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước, làm cơ sở để kế hoạch hóa đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn, tạo tiền đề để xây dựng nền tảng nhằm sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam A. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2015), Báo cáo chính trị
trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng - tháng
4/2015.