Một vài kết quả đạt đƣợc sau hơn hai năm áp dụng Luật thuế Thu nhập cá

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 32 - 34)

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1. Một vài kết quả đạt đƣợc sau hơn hai năm áp dụng Luật thuế Thu nhập cá

nhân 2007.

Xuất phát từ đặc trưng của thuế TNCN có phạm vi tác động sâu rộng đến từng cá

nhân và do sự vận động phát triển đi lên của xã hội cho nên khả năng tạo nguồn thu cho NSNN là rất lớn. Khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống người dân được cải thiện, mức thu nhập bình quân đầu người nâng cao thì tất yếu nguồn thu từ thuế TNCN sẽ tăng lên. Điều đó lý giải tại sao ở các nước phát triển tỷ trọng thuế TNCN lại chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số nguồn thu của NSNN, trong khi các nước kém phát triển tỷ trọng này rất thấp41. Đó cũng là một trong các lý do nhiều nước trên thế giới gọi loại thuế này là “Nữ hoàng” hoặc “Vua” của các loại thuế.

Ngày nay, do q trình hội nhập tồn cầu các loại thuế gián thu (như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) ngày càng giảm tỷ trọng và NN phải tăng cường điều tiết các loại thuế trực thu (trong đó có thuế TNCN). Ở Việt Nam, mặc dù tỷ trọng thuế TNCN trong tổng số nguồn thu NSNN chưa cao chỉ khoảng 3%42 song trong điều kiện phát triển kinh tế và toàn cầu hóa, thu nhập của cá nhân có xu hướng tăng nhanh, nên tỷ trọng thuế TNCN sẽ tăng lên trong tương lai. Thực tế, nguồn thu từ thuế TNCN đang

dần dần tăng lên, so với năm 2001, quy mô thu NSNN năm 2010 từ thuế TNCN tăng

khoảng 12 lần43. Đặc biệt, tỷ lệ động viên so với GDP đối với thuế TNCN: 2001- 2010 tăng từ 0,43%-> 1,18%44. Chỉ riêng kết quả thu năm 2010: tổng tiền thu thuế TNCN là gần 24.000 tỷ đồng, trong số này khoảng 60% từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo Bộ Tài chính, đóng góp khơng nhỏ cho tổng số thu trên là nguồn thu từ tiền lương, tiền cơng (từ người nước ngồi làm việc tại Việt Nam, tiếp đó là người Việt Nam làm việc tại DN nước ngồi chủ yếu ở vị trí quản lý) và nhóm một số ngành đặc thù như dầu khí, ngân hàng...Nguồn thu từ tiền lương, tiền cơng đóng góp đến 70% trong tổng

nguồn thu thuế TNCN. Trong tổng số các đối tượng làm công ăn lương, người nước

41 Thuế TNCN thường chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của ngân sách nhà nước như: Thuế TNCN của Mỹ chiếm 56% tổng thu, Đức và Thụy Điển 45%, Anh 36%, Nhật 29%, Pháp 28%. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của một số nước châu Á đang phát triển có thấp hơn như: Philippin 17%, Malayxia 15%, Thái Lan 13%...(http://www.vtca.vn/TabId/87/ArticleId/1014/PreTabId/96/Default.aspx).

42 Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phan Thị Cúc (2008), “Suy nghĩ về cách thu thuế thu nhập cá nhân”, Tạp chí Thương

mại, (12), http://www.ffb.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=525:bai-bao-ng-tren-tap-chi-

thng-mai-&catid=41:nghien-cu-khoa-hc&Itemid=54

43 Xem Phụ lục 1.

44

Trương Bá Tuấn (2011), “Đổi mới hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2001-2010: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, (02), tr.13.

ngồi làm việc tại Việt Nam chỉ chiếm 20% nhưng nộp thuế cho ngân sách tới 80%, 80% số người còn lại chỉ nộp khoảng 20% tổng số thuế TNCN45. Những người hành nghề tự do như ca sĩ, nghệ sĩ, mặc dù có những ngơi sao nộp thuế vài trăm triệu đồng/năm nhưng tính chung, khu vực này có mức nộp thuế TNCN khơng đáng kể46.

Ngay từ khi Dự luật thuế TNCN đưa ra thảo luận đã được rất nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm. Các cơ quan chức năng thì chú trọng cơng tác tun truyền, hướng dẫn đối tượng nộp thuế với nhiều hình thức phong phú đa dạng, nội dung thiết thực, dễ hiểu. Song song với các biện pháp tuyên truyền là cơng cuộc cải cách hành chính và

hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế. Đó là việc triển khai thành cơng các dự án như

“Kê khai thuế qua mạng Internet”, “Hiện đại hóa thu NSNN và thu thuế qua ngân hàng” và “Hệ thống ki-ốt thông tin thuế”47...Đặc biệt, Ứng dụng Quản lý thuế TNCN

tại Việt Nam (gọi tắt là PITMS) được đánh giá là dấu mốc khởi đầu cho sự phát triển

của một hệ thống quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, hiệu quả48. Ưu điểm lớn nhất của Ứng dụng PITMS là xử lý tập trung dữ liệu. Cụ thể như: dữ liệu của một người nộp thuế hoàn toàn nhất quán trong toàn ngành thuế (trước đây, dữ liệu của một người nộp thuế không đồng nhất giữa các ứng dụng trong cùng cơ quan thuế và giữa các cấp trong ngành thuế, không thể xem được tồn bộ thơng tin của một người nộp thuế). Từ đó, cơ quan thuế có thể dễ dàng đối chiếu kê khai giảm trừ gia cảnh và kiểm tra hoàn thuế TNCN ("thách thức" mà lúc mới triển khai Luật Thuế TNCN 2007 được nhiều người cho rằng khó có thể vượt qua) bởi ngành thuế đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung hỗ trợ các cục thuế đối chiếu chéo. Với kiến trúc tập trung tích hợp, thủ tục cấp MST sẽ được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện cho người sử dụng49.

Thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin là không thể phủ nhận: giúp hoạt động quản lý thuế nhanh chóng, hiệu quả hơn, người nộp thuế thuận tiện hơn. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế cũng đã làm cho cả người có thu nhập và cơ quan chi trả thu nhập đều phải tự tìm hiểu, nắm rõ nội dung của Luật thuế TNCN 2007 và các văn bản liên quan để thực thi, qua đó nâng cao trình độ hiểu biết

45

http://tuoitre.vn/Kinh-te/442705/Nen-mo-rong-doi-tuong-mien-giam-thue.html

46

http://nld.com.vn/20110121010022575p0c1014/se-som-sua-luat-thue-thu-nhap-ca-nhan.htm

47 Năm 2009, cả nước mới có gần 1.000 DN thực hiện kê khai qua mạng tại 4 Cục thuế nhưng đến năm 2010 gần 7.300 DN triển khai ứng dụng này và hơn 90.000 tờ khai tại 19 Cục thuế với tỷ lệ kê khai thành công cao. Nguồn: Trung Kiên (2011), “98% doanh nghiệp ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng”, Tạp chí Thuế Nhà Nước, (04), tr.22

48 Đây cũng là mơ hình đã được triển khai hiệu quả cho nhiều hệ thống thuế trên thế giới mà Việt Nam đã mua lại (dưới hình thức giải pháp cơng nghệ thơng tin) rồi chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn tại nước ta. Dự án này có quy mơ 7.000 người sử dụng (cán bộ thuế), gần 800 điểm triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, gần 700 chi cục, quản lý 15 triệu đối tượng nộp thuế.

49 Năm 2010, cả nước có khoảng 3 triệu MST được cấp cho các cá nhân, đơn vị nằm trong diện nộp thuế trong đó, MST TNCN chiếm khoảng 90,5%. Đến tháng 12/2010, tổng số người được cấp MST trên cả nước đạt gần 11 triệu, trong đó có trên 7,2 triệu người nằm trong diện đóng thuế TNCN, Nguồn:

và ý thức chấp hành luật pháp thêm một bước. Đối với người lao động làm công ăn lương cũng không ngoại lệ, việc tự tìm hiểu Luật thuế TNCN 2007 cũng góp phần tự bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua hai năm thực hiện Luật thuế

TNCN 2007 cũng bộc lộ những bất cập, thiếu xót. Đó là những vướng cả về quy định nội dung lẫn cách thức quản lý thu nhập chưa chặt chẽ. Chính vì vậy, ngành thuế nói riêng và các cơ quan chức năng nói chung chẳng những cần thấy được những vướng mắc mà còn phải phân tích và giải quyết triệt để, kịp thời những vướng mắc đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)