Điều chỉnh lại mức giảm trừ gia cảnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 51 - 53)

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.3. Hƣớng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ

2.3.1.2. Điều chỉnh lại mức giảm trừ gia cảnh

Mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế không mang ý nghĩa là thỏa mãn

nhu cầu riêng của từng cá nhân (vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau). Đây là mức

thu nhập làm căn cứ để xem xét, cân nhắc thu nhập dân cư đến một mức nào đó mới đặt ra vấn đề động viên một phần vào NSNN. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định việc động viên này vẫn phải đảm bảo cho đối tượng nộp thuế nhu cầu chi tiêu để tái sản xuất sức lao động. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh (giảm trừ cho bản thân

đối tượng nộp thuế và giảm trừ cho người phụ thuộc) là việc phức tạp, bởi lẽ nhà làm luật cần phải tính tốn, cân nhắc đồng thời các vấn đề: khả năng nộp thuế, khoản tiền cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của đối tượng nộp thuế. Do đó, khơng thể khơng tính đến thu nhập bình qn đầu người hay GDP bình quân đầu người và một số

yếu tố khác. Ở nước ta, căn cứ để nhà làm luật đưa ra mức giảm trừ là dựa vào lộ trình cải cách tiền lương, tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân của dân cư dự kiến đến năm 200986.

Tuy nhiên, cách tính trên thể hiện trạng thái tĩnh không dự báo được tình hình kinh tế, xã hội sau năm 2009 (giá cả tiêu dùng, lạm phát...). Thực tế, từ ngày 01/05/2011 mức lương cơ bản là 830.000 đồng/tháng. Nước ta đã được Ngân hàng thế giới cơng nhận là nước có thu nhập trung bình 1.100USD trước một năm87. GDP bình quân đầu người năm 2010 là khoảng 1.200USD88. Hiện nay, ở nước ta, thu nhập bình quân đầu người trên năm 2010 chia cá nhân cư trú thành 5 nhóm89:

Đơn vị tính: triệu đồng. Rõ ràng các chỉ số trên đã vượt xa dự tính của nhà làm luật. Trãi qua hai năm thực hiện, Luật thuế TNCN 2007 thực sự đã bộc lộ những thiếu xót khơng chỉ mức giảm trừ gia cảnh này đã lạc hậu mà việc quy định một mức cụ thể như nhau ở cả thành thị và nông thôn như vậy là chưa hợp lý. Lạm phát tăng nhanh, lương cơ bản mấy năm nay cũng thay đổi liên tục, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng đáng kể cho nên cần nâng mức mức giảm trừ gia cảnh sao cho đồng bộ. Có lẽ, đã đến lúc cần phải xác định lại mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

86

Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến nhân dân về dự án luật thuế TNCN số 53/BC-UBTVQH12. Theo dự tính đến 2009: mức lương tối thiểu là 650.000 đồng/tháng; GDP bình quân đầu người 1.100 USD; thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ 2,7 đến 2,8 triệu.

87 Còn theo con số Tổng cục Thống kê thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 1.168USD. Riêng Hà Nội, theo con số công bố tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội khóa 15 lần 2 (ngày 24/11/2010) thì thu nhập bình quân đầu người của thành phố đã đạt 1.900USD.

Nguồn:http://news.vibonline.com.vn/Home/sk_bl/2011/05/7153.aspx

88 http://dantri.com.vn/c76/s76-423113/gdp-binh-quan-nam-2010-uoc-khoang-1200-usdnguoi.htm

89

Xem thêm: Phạm Thế Anh (2010), “Bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa ở các tỉnh, thành phố ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính, (12), tr.32.

Nhóm Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm 2010

1 2.54

2 3.15

3 3.65

4 4.78

Thực tế, nhiều chuyên gia đồng tình thay đổi mức giảm trừ gia cảnh “nên quy

định theo mức lương tối thiểu”90 để theo kịp với tốc độ lạm phát. Quy định “mềm” như vậy, cơ quan thuế áp dụng cũng dễ dàng lại phù hợp với tình hình mới, giảm bớt gánh nặng của người dân và đảm bảo công bằng về mức sống giữa các vùng. Tuy nhiên, khi thực hiện phương án tính mức giảm trừ theo lương tối thiểu cũng có hạn chế như “mức

giảm trừ có thể bị lẻ, khó tính tốn hoặc thời điểm thay đổi lương tối thiểu thường là một tháng nào đó trong năm, trong khi kỳ tính thuế là theo năm dương lịch”91. Như vậy, với phương án này cần quy định cách tính sao cho phù hợp và quy định thời điểm có hiệu lực áp dụng rõ ràng khi thay đổi mức lương tối thiểu. Thực tế, trên thế giới cũng ít có quốc gia nào áp dụng phương pháp này.

Theo tác giả, không nên quy định mức giảm trừ cố định trong Luật thuế TNCN 2007 vì mức đó sẽ khơng theo kịp so với tốc độ trượt giá và mức tăng lương mà nên phân cấp cho Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh trong từng thời kỳ. Đa số đối

tượng nộp thuế ở các thành phố lớn (chỉ riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chiếm 60% tổng số thuế TNCN) nếu áp dụng theo lương tối thiểu vùng xét về mặt áp dụng pháp luật, quản lý NN sẽ khó thống nhất, trong khi các ứng dụng công nghệ thông tin của chúng ta chưa triển khai đầy đủ, kịp thời. Cho nên thay vào đó, Chính phủ có thể linh hoạt đưa ra một một mức phù hợp trong từng thời kỳ và mức này phải chú ý đến mức sống của các thành phố lớn. Căn cứ vào lương tối thiểu vùng (thấp nhất hiện nay là 830.000 đồng/tháng, dự kiến còn tăng trong giai đoạn gần đây92), thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là khoảng 2,5 triệu đồng/tháng và GDP bình quân đầu người năm 2010 là 1.200USD, mức sống ở các thành phố lớn mà Chính phủ có thể quy định mức

giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế khoảng 6- 8 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ cho người phụ thuộc khoảng 2- 3 triệu đồng/tháng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)