Mức giảm trừ gia cảnh chưa phù hợp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 35 - 41)

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2. Những vƣớng mắc của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập

2.2.2. Mức giảm trừ gia cảnh chưa phù hợp

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008- 2009 tình hình thế giới có nhiều biến động: kinh tế chậm phát triển, lạm phát, thất nghiệp tăng cao. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng đó, nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, sáu tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Đối với người lao động làm công ăn lương, mặc dù NN liên tục điều chỉnh chính sách tiền lương, tiền công nhưng họ vẫn gặp khơng ít khó khăn bởi vì “lương tăng khơng theo kịp giá” hoặc chỉ cần có thơng tin sắp tăng lương là giá cả lại thay đổi nhanh chóng. Thực tế, trong giai đoạn 1997- 2010 (14 năm) lương cơ bản tăng 5,1 lần, trong khi CPI tăng tương ứng 2,5 lần. Rõ ràng tiền lương đã tăng nhanh gấp đôi tốc độ tăng giá. Tuy nhiên, nếu xét giai đoạn ngắn hơn 2008- 2010 thì CPI tăng lên hơn 40% nhưng lương cơ bản lại chỉ tăng 35%54. Như vậy, tiền lương đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng CPI, đời sống của đại bộ phân công chức, viên chức hưởng lương từ NSNN đã được cải thiện đáng kể, song lại không theo kịp tốc độ tăng CPI trong ba năm qua. Kết quả, người lao động vẫn vất vả xoay sở cái ăn, cái mặc, thậm chí khơng chỉ có người có thu nhập thấp mà ngay cả những người có thu nhập tương đối cũng chịu ảnh hưởng trước những biến động của tình hình mới.

Pháp luật thuế TNCN quy định đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú sau khi giảm trừ cho bản thân 4 triệu đồng/tháng và 1,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc, khoản thu nhập còn lại mới bắt đầu tính thuế. Với tính tốn đó, suốt hai năm qua, người dân vẫn thực hiện nghiêm túc và ít có khiến nghị sửa đổi, bổ sung luật. Nhưng tình hình kinh tế nhiều biến động, lạm phát cao, giá cả tăng nhanh…làm cho thu nhập của họ trở nên bé nhỏ. Vì vậy, mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế, mức giảm trừ của người phụ thuộc theo đại đa số người dân và các chuyên gia đều cho rằng không hợp lý, nhất là những người ở các đô thị lớn. Nếu trước đây, một gia đình bốn nhân khẩu với khoảng 10 triệu đồng/tháng có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu chính đáng ở các thành phố lớn thì nay, mức tối thiểu đã phải nâng lên ít nhất gấp rưỡi, thậm chí gấp đơi, nếu tính cả tiền thuê nhà với chi phí điện, nước tăng giá liên tục hoặc tiền

54 Xem thêm: Vũ Đình Ánh (2011), “Năm mới nói chuyện tiền lương”, Tạp chí thuế Nhà nước, (số đặc biệt), tr.34.

lãi suất ngân hàng tăng cao (như trả lãi ngân hàng khi vay tiền mua nhà)55...Trong khi đó một số nước, các chi phí này được giảm trừ theo mức khoán và thay đổi định kỳ hàng năm để phù hợp với thực tế56. Trong khi đó, các khoản giảm trừ vẫn giữ nguyên khiến người nộp thuế cảm thấy việc đóng thuế thu nhập đang trở thành áp lực. Cho nên người dân bắt đầu đặt ra dấu hỏi tại sao khoản tiền đóng thuế TNCN thì khơng thay đổi cịn tiền chi tiêu cho cuộc sống tăng lên gấp nhiều lần. Rõ ràng mức giảm trừ hiện nay khơng cịn phù hợp, cho dù là để đáp ứng mục tiêu mở rộng đối tượng nộp thuế.

Bên cạnh đó, Việt Nam chính thức bước ra khỏi danh sách các nước nghèo, bước chân vào câu lạc bộ các nước có thu nhập trung bình trên thế giới (sớm hơn 1 năm so với dự báo của Ngân hàng thế giới) nên các mức giảm trừ gia cảnh đã nhanh chóng trở nên lạc hậu. Điều bất hợp lý ở đây là thu nhập không đủ sống nhưng vẫn phải nộp thuế, tức không đảm bảo chức năng tái tạo sức lao động chứ đừng nói đến chức năng tích lũy cho cuộc sống lúc ốm đau, rủi ro bất ngờ của tiền lương, tiền công. Hơn nữa, việc Luật thuế TNCN 2007 “chốt” rõ mức giảm trừ cụ thể bằng đơn vị Việt Nam đồng vừa thấp, dễ lạc hậu, lại vừa “cứng” gây khó cho mỗi lần điều chỉnh trước các biến động tiền lương, tiền công trên thực tế.

2.2.3. Một số khoản thu nhập chịu thuế chưa phù hợp.

Bản chất của tiền lương, tiền công là giá cả sức lao động, con người bán sức lao động để đem lại một lượng của cải vật chất nuôi sống bản thân và gia đình. Trong quá trình lao động, người lao động có thể gặp khó khăn, ốm đau không lường trước được hoặc phải làm việc trong những mơi trường độc hại…Chính vì thế, NN quy định có một số loại trợ cấp, phụ cấp khơng phải đóng thuế TNCN. Tuy nhiên, vẫn cịn đó một số khoản trợ cấp, phụ cấp tính thuế TNCN của người lao động khơng hợp lý đã bộc lộ qua hai năm áp dụng Luật thuế TNCN 2007.

Thứ nhất, khoản tiền xăng xe cho người lao động. Đây là khoản tiền mà một số

DN hỗ trợ cho các nhân viên có tính chất công việc đặc thù hay đi lại (nhân viên bán hàng, tiếp thị). Theo quy định TT62/2009/TT-BTC mức khoán chi tiền xăng xe nếu

phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành thì khơng tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú57. Tùy từng trường hợp là cán bộ công chức, người lao động trong các tổ chức kinh tế...mà theo quy định cụ thể. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những quy định này là cả một vấn đề và đến nay vẫn chưa thấy một mức quy

55

Theo tính tốn, nếu trừ đi tỉ lệ lạm phát trong những năm gần đây, sức mua thực của số tiền 4 triệu đồng hiện nay chỉ còn hơn 2,5 triệu đồng so với cuối năm 2007, thời điểm Luật thuế TNCN được thông qua, Nguồn: http://tncn.tct.vn/2011/03/thue-thu-nhap-ca-nhan-khoan-suc-dan-e.html

56 Đức là một trong những nước điều chỉnh thuế TNCN hàng năm, Nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-

luat/Thue-thu-nhap-ca-nhan-o-cac-nuoc/40100730/303/

định cụ thể. Hiện nay, có DN trợ cấp bằng tiền, cũng có DN trợ cấp bằng phiếu mua xăng. Nếu DN trợ cấp bằng tiền thì khoản tiền này được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Ngược lại, nếu DN trợ cấp bằng phiếu mua xăng để phát cho nhân viên thì hằng tháng khơng tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Tuy nhiên, việc phát phiếu xăng xe gây phiền phức cho DN (đi mua về rồi phân phát cho người lao động) hơn nữa, khó kiểm sốt việc sử dụng của người lao động. Do vậy, các DN thường chọn giải pháp khoán một khoản tiền mặt cho người lao động, cịn người lao động buộc phải chịu thiệt vì bị tính thuế TNCN. Cho nên, việc đưa tiền xăng vào tổng thu nhập để tính thuế TNCN là vơ lý vì đây là khoản chi phí phục vụ cơng việc, người lao động khơng hề được thụ hưởng gì. Nếu như có quy định mức được trừ trước khi tính thuế TNCN thì cũng cần quy định rõ ràng hơn, tránh thiệt thòi cho người lao động.

Thứ hai, tiền điện thoại của người lao động phải có hóa đơn. Khoản trợ cấp

này cũng được áp dụng không thống nhất giữa các Cục thuế. Cục thuế TP. Hồ Chí Minh ban hành Cơng văn 7070 ngày 02/11/2010, trong đó quy định nếu công ty chi tiền điện thoại cho người lao động thì phải có hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, MST công ty mới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và người nhận không phải chịu thuế TNCN. Nếu khoán chi tiền điện thoại theo quy định tại hợp đồng lao động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động58. Dưới góc độ là người quản lý, quy định như vậy nằm tránh thất thu cho NSNN. Vì khi các DN viễn thơng xuất hóa đơn thì DN đó sẽ có doanh thu và phải đóng thuế TNDN, DN chi tiền điện thoại có chi phí được trừ để đóng thuế TNDN. Nếu người lao động tự mua hàng hóa, dịch vụ, NN có thể khơng thu được phần thuế TNDN đó, bởi lẽ người lao động thường khơng địi hỏi DN bán phải xuất hóa đơn, chứng từ và phần doanh thu đó thường khơng được kê khai đóng thuế TNDN.

Tuy nhiên, khi quy định một vấn đề cũng cần tính đến lợi ích chính đáng của các chủ thể khác, ở đây là người lao động. Tương tự như tiền xăng xe, đa số các công ty trợ cấp tiền điện thoại cho người lao động bằng hình thức khốn, tức thanh tốn tiền điện thoại theo định mức với những người dùng thuê bao trả sau. Theo hướng dẫn này của Cục thuế TP.Hồ Chí Minh, cơng ty chỉ còn cách mua thẻ điện thoại trả trước để phát cho người lao động. Việc mua thẻ như vậy không khoa học, phiền phức và các công ty thường chọn giải pháp khoán tiền điện thoại đối với người lao động. Đương nhiên, người lao động dùng thuê bao trả sau khơng cịn cách nào khác phải nhận tiền và chịu thuế TNCN. Vơ hình dung, Cơng văn 7070 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đã đặt

thêm điều kiện, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của người lao động, đồng thời trái với thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơng văn của Tổng cục Thuế. Theo

TT62/2009/TT-BTC, chỉ quy định mức khoán chi làm cơ sở chịu hay không chịu thuế

TNCN chứ không quy định phải có “hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế công ty” mới không chịu thuế TNCN. Công văn này cũng trái với Công văn 451 của Tổng cục Thuế ngày 08/02/2010 đó là các khoản khốn chi, trong đó có tiền điện

thoại, thực hiện theo quy chế riêng của công ty. Trường hợp chi cao hơn mức khốn quy định thì phần vượt mới phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Thứ ba, tiền trang phục, ăn trưa của người lao động cũng bị khống chế. Theo

TT62/2009/TT-BTC quy định về việc khống chế tiền trang phục, ăn trưa của người

lao động, trong khi trước đó Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thống nhất không khống chế hai loại phụ cấp này nhằm thể hiện sự quan tâm đến người lao động. Nếu DN không tổ chức bữa ăn trưa mà phát tiền cho người lao động thì mức chi phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội (không được quá 550.000 đồng/người/tháng)59

. Thực chất, phụ cấp ăn giữa ca nhằm tái tạo sức khỏe cho người lao động nhưng không phải DN nào cũng có điều kiện tổ chức bữa ăn cho người lao động do không đáp ứng được điều kiện về mặt bằng, nhân sự...Vì vậy cách tốt chất là phát tiền cho người lao động tự lo bữa ăn. Với mặt bằng giá cả tăng cao như hiện nay đặc biệt là ở các thành phố lớn, DN tính đến chuyện tăng phụ cấp ăn trưa cho người lao động nhưng không thể thực hiện được do bị khống chế. Thiết nghĩ, đây là khoản trợ

cấp mà DN hỗ trợ cho người lao động nhằm tái tạo sức lao động và làm việc có hiệu quả hơn, cơ quan NN có thể quy định linh hoạt để các DN an tâm chi các khoản ăn trưa vì sẽ được trừ chi phí khi tính thuế TNDN, còn người lao động sẽ được hỗ trợ nhiều nhất có thể nhằm tái tạo sức lao động.

Tiếp đến là phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động khống chế ở

mức 1,5 triệu đồng/người/năm, cịn nếu chi bằng tiền mặt thì khơng vượt q 1 triệu đồng/người/năm60. Việc quy định mức khoán chi thấp như vậy đã trở nên lạc hậu, đứng trước yêu cầu của thực tiễn và phản ánh của người lao động mức khoán chi này được nâng lên theo quy định của Thơng tƣ 18 của Bộ Tài chính ban hành ngày 10/02/2011 (TT18/2011/TT-BTC). Hiện nay, phần chi trang phục của DN hoạt động trong các lĩnh vực bằng tiền mặt hoặc hiện vật hoặc bằng cả tiền mặt và hiện vật cho người lao động tăng lên đến 5 triệu đồng/người/năm (trừ những ngành nghề có tính chất đặc thù thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính)61. Như vậy, nhà làm luật đã nâng mức khoán chi trang phục lên đáng kể. Điều đó làm người lao động vui mừng, thiết nghĩ

59

Khoản 3 Điều 5 TT10/2009/TT-BTC, Công văn 2869/CT-TTHT của Cục thuế An Giang ngày 01/12/2009.

60 Điểm 2.6 Mục IV Phần C TT130/2008/TT-BTC.

khoản tiền khoán ăn trưa cũng nên có quy định phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc khoán một mức cố định như vậy vẫn chưa thật hợp lý.

Thứ tư, một số nội dung liên quan đến các khoản trợ cấp cho những người làm

công tại khối DN như trợ cấp đi học nghiệp vụ cũng là các khoản khơng nên tính

vào thu nhập chịu thuế. Trợ cấp đi học nghiệp vụ là để người lao động năng cao tay

nghề, cho dù trợ cấp này không phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc không theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động (như do DN có nhu cầu đột xuất muốn thuyên chuyển nhân viên). Kết quả của việc nâng cao tay nghề là năng suất lao động tăng, DN sẽ trả lương tăng tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh và vì vậy người lao động sẽ đóng thuế TNCN nhiều hơn trong tương lai. Vì vậy, NN khơng nên tính thuế TNCN trên khoản trợ cấp này để nuôi dưỡng nguồn thu, đồng thời quy định như vậy sẽ khiến người lao động cảm thấy không hợp lý.

Tương tự, trước đây khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân từ nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi của DN được tính vào thu

nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Bản thân trợ cấp ốm đau cho người lao động và thân nhân là giúp người lao động đỡ gánh nặng tài chính nhưng các văn bản thuế TNCN vẫn quy định tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động thì thật khơng hợp lý. Tuy nhiên, việc ban hành TT78/2011/TT-BTC ngày 08/06/2011

vừa qua là hết sức hợp lý và được người dân ủng hộ. Theo phản ánh của nhiều DN về việc khơng nên tính khoản hỗ trợ này, cũng như thấy được điểm khơng hợp lý đó, cho nên Bộ Tài chính đã ban hành TT78/2011/TT-BTC. Theo hướng dẫn mới này thì sẽ

khơng tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động khoản hỗ trợ này. Đây là những biện pháp kịp thời mà các cơ quan chức năng cần phát huy. Ngồi ra, chi phí khám chữa bệnh của người lao động theo

biên lai của bệnh viện cũng cần được xem xét khơng tính thuế TNCN. Vì đây cũng là

một khoản chi tiêu chính đáng, cần thiết của người lao động.

Thứ năm, một số khoản thu nhập người nước ngồi được giảm trừ cịn người Việt Nam thì khơng. Theo TT62/2009/TT-BTC62 “khoản tiền học phí cho con của

người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học”. Có nghĩa là người

nước ngồi được phép trừ tiền học phí của con trước khi xác định thu nhập chịu thuế, còn người Việt Nam thì khơng. Trên thực tế, chi phí học hành chiếm phần lớn trong thu nhập của nhiều gia đình. Nếu được trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế, sẽ đỡ gánh nặng cho người dân. Quy định này không những phân biệt đối xử người nước ngồi với người Việt Nam mà cịn tạo ra sự không công bằng. Trong trường hợp người

nước ngoài và người Việt Nam cùng có một mức thu nhập như nhau thì người Việt Nam sẽ phải đóng thuế TNCN nhiều hơn người nước ngoài. Trong khi thu nhập của

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)