Tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 56 - 60)

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.3. Hƣớng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ

2.3.2. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm

bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Thứ nhất, triển khai nhanh chóng, tồn diện dự án quản lý thuế TNCN và các ứng dụng công nghệ thông tin khác; tăng cường công tác cấp MST. Kết quả của việc

ứng dụng dự án PITMS là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan (mà chủ yếu là thiếu cơ sở vật chất) nên “thực tế mới chỉ quyết định triển

khai diện hẹp ở 5 cục thuế gồm Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh và Bắc Giang, ngay cả Tp. Hồ Chí Minh cũng chưa khiển khai được”94. Chính vì vậy, ngành thuế cần tăng cường triển khai dự án trong thời hạn sớm nhất.

Một ứng dụng của dự án PITMS là cấp MST cho các cá nhân. Như chúng ta đã biết để kiểm soát được thu nhập chịu thuế trước hết chúng ta cần quản lý được từng cá nhân trong xã hội. Việc mỗi cá nhân trong xã hội có MST sẽ giúp cơng tác hành thu hiệu quả hơn. Do đó, trước hết ngành thuế cần cấp MST các cá nhân nằm trong diện chịu thuế TNCN, những cá nhân mới phát sinh thu nhập chịu thuế. Sau đó, tiến tới cấp MTS cho các đối tượng là người phụ thuộc, để cập nhật thông tin và tiện cho việc xác minh và giám sát trong hành thu thuế TNCN. Có như vậy, chúng ta mới kiểm sốt được tình trạng tính trùng, “ăn gian” nhằm trốn tránh nộp thuế TNCN và gây thất thu cho NSNN. Các MST dành cho người nộp thuế và người người phụ thuộc này đều được cập nhật và nối mạng vi tính tồn quốc, tạo thuận lợi cho việc xác nhận và thực hiện của các bên có liên quan trong cơng tác thuế. Trước hết, cần xác định việc đăng ký MST là quyền lợi của người lao động. Người lao động muốn bảo vệ quyền lợi của bản thân cần phải đăng ký MST TNCN để được hưởng một số lợi ích chẳng hạn như giảm trừ gia cảnh, hồn thuế. Về phía NN thì có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất cho người dân nói chung và người lao động nới riêng được đăng ký MST.

Thứ hai, quản lý chặt chẽ hơn đối với cá nhân có thu nhập cao thực sự, không

chỉ chăm chú điều tiết vào người lao động làm công ăn lương. Đặc biệt, chúng ta phải

chú trọng quản lý đối với người nước ngoài, người Việt Nam làm việc trong các DN nước ngồi, VPĐD, dự án OAD; cá nhân có thu nhập cao, có thu nhập nhiều nơi

như là tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị các tổng công ty, nhà thầu, các bác sĩ,

94

http://www.taichinhdientu.vn/Home/Giai-bai-toan-cong-nghe-cho-Quan-ly-thue-thu-nhap-ca- nhan/20113/108102.dfis

văn nghệ sĩ...Trong bối cảnh chưa kiểm soát được hết nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế như hiện nay, ngành thuế chọn cách tập trung vào những khoản dễ thu nhất, đó là tiền lương, tiền cơng. Quan điểm này khác hoàn toàn với quan điểm hành thu của các nước tiên tiến rằng không nên đổ công sức, tập trung vào thu thuế những người thu nhập thấp chỉ cần thu đủ thuế của đối tượng thu nhập cao đã dư sức bù đắp những khoản thất thu này. Do đó, chúng ta nên bổ sung các quy định nhằm bao quát hết các nguồn “thu nhập mềm” để chống thất thu NSNN. Thực tế, năm 2010, nhập khẩu hàng xa xỉ (ô tô, điện thoại di động, túi xách đắt tiền, mỹ phẩm, rượu ngoại...) là 10 tỷ USD95, trong tổng số nhập siêu là 12,4 tỷ USD96. Rõ ràng đang xuất hiện tầng lớp có thu nhập rất cao, đối tượng này chưa được đưa vào diện quản lý một cách thực sự. Vì vậy, chúng ta cần đánh vào đối tượng thu nhập cao để đảm bảo tiết giảm tiêu dùng xa xỉ, đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo tăng thu NSNN.

Để quản lý được đối tượng là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể giữa ngành thuế với từng cơ quan chuyên ngành như Phòng quản lý xuất nhập cảnh (Sở Công An) để quản lý thời gian xuất nhập cảnh, thời gian cư trú. Hoặc phối hợp với Phòng thương nhân nước ngồi (Sở Cơng Thương) trong việc nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế cùng với hồ sơ cấp giấy phép thành lập các VPĐD tại bộ phận nhận hồ sơ của Sở Công Thương. Hoặc phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội để quản lý nguồn nhân lực trong và ngoài nước, phối hợp với Bộ Kế hoạch- Đầu tư nhằm quản lý các dự án ODA, nhà thầu...Thực tế, năm 2010 tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh trong cơng tác phối hợp với Sở Công thương đã cấp mới 431 MST VPĐD và 1.131 MST cá nhân làm việc trong các VPĐD97. Do đó, các Cục thuế trên cả nước cần thực hiện có hiệu quả các cơng tác phối hợp này.

Thứ ba, đẩy mạnh phương pháp khấu trừ tại nguồn; quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập khi vi phạm nghĩa vụ của mình.

“Khấu trừ tại nguồn là phương pháp mà cơ quan chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ trước số tiền thuế của các cá nhân có thu nhập phát sinh tại cơ quan mình để nộp cho cơ quan thuế, sau đó mới chi trả phần thu nhập còn lại cho người được hưởng”98. Đây là phương pháp thu thuế cơ bản, đặc thù trong việc hành thu thuế TNCN nói chung và đặc biệt quan trọng với việc thu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền cơng. Có thể nói đây là chìa khóa cho sự thành cơng trong công tác quản lý thu nhập của Luật thuế TNCN 2007. Đối với các sắc thuế khác việc hành thu phải tiến hành riêng

95 http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110113/de-giam-nhap-sieu-hang-xa-xi.aspx

96 http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20101229/nhap-sieu-124-ti-usd-nam-2010.aspx

97 Báo cáo tổng kết năm 2010 của Phịng thuế TNCN- Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.

98 Huỳnh Thị Hồng Ân (2007), Pháp luật về khấu trừ tại nguồn của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.5-6.

từng đối tượng nộp cụ thể, cịn thuế TNCN do đặc điểm một nhóm lao động sẽ chịu sự quản lý chung của một cá nhân, tổ chức. Do đó, để thống nhất quản lý NN quy định các cá nhân, tổ chức này chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNCN cho người lao động của mình. Phương pháp này vừa hiệu quả (chỉ quản lý cơ quan chi trả thu nhập, người nộp thuế khó có khả năng trốn thuế hơn) lại vừa ít tốn kém (khơng tổ chức thêm bộ máy quản lý từng người lao động) và thực tế nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công phương pháp này. Mặc khác, cơ quan thuế muốn quản lý vi phạm cũng dễ dàng hơn bằng cách chỉ kiểm tra một mối ở cơ quan chi trả thu nhập. Khi thanh tra, kiểm tra dựa vào các hóa đơn, chứng từ mà cơ quan chi trả thu nhập nộp lại, cơ quan thuế sẽ dễ phát hiện những trường hợp vi phạm hơn và xử lý theo đúng quy định, góp phần răn đe tổ chức vi phạm.

Muốn vậy, cần phải quy định nghĩa vụ kê khai, khấu trừ, nộp thuế của cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng khi cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập vi phạm nghĩa vụ của mình. Tại Điều 24 Luật thuế TNCN nên sửa lại là “Nghĩa

vụ của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân

cư trú” chứ không phải là trách nhiệm. Bởi lẽ, nghĩa vụ là “việc phải làm theo bổn phận của mình”99, tức là làm theo những quy định của pháp luật về kê khai, khấu trừ, nộp thuế của cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập. Chỉ khi tổ chức, cá nhân trả thu nhập vi phạm nghĩa vụ này mới phải có trách nhiệm cụ thể. Thứ hai, Điều 2 Luật Quản lý thuế 2006, Khoản 2 Điều 1 Nghị định 98 của Chính phủ ban hành ngày 07/06/2007 (NĐ 98/2007/NĐ-CP) quy định người nộp thuế bao gồm cả đối tượng nộp thuế và cá

nhân, tổ chức chi trả thu nhập. Trong khi Điều 2 Luật thuế TNCN 2007 chỉ quy định về đối tượng nộp thuế là: các cá nhân nộp thuế mà không quy định về các cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung Điều 2 Luật thuế TNCN 2007 lại cho phù hợp với việc quản lý đối tượng nộp thuế và cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập.

Hơn nữa, theo tại Mục 2 Chƣơng 1 NĐ98/2007/NĐ-CP quy định xử phạt đối với người nộp thuế lại không phân định rõ trách nhiệm của người lao động và cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập khi vi phạm. Cùng một loại vi phạm (như chậm nộp, khai không đầy đủ, trốn thuế...) nhưng người lao động và cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập có mức phạt như nhau là khơng hợp lý. Vì số thuế mà cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập chậm nộp, khai khơng đầy đủ, trốn thuế...đó sẽ nhiều hơn và ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của nhiều người hơn (như vấn đề hoàn thuế của người lao động sau này). Do đó, cần quy định mức xử phạt mạnh hơn đối với cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập vi phạm. Nếu cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập vi phạm thì nên xử lý họ mà không xử lý người

lao động. Chẳng hạn, cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ thuế của người lao

động mà không nộp cho cơ quan thuế thì nên xử lý cá nhân, cơ quan đó mà khơng xử lý người lao động. Vì khi đó người lao động đã bị cá nhân, cơ quan đó lừa dối không nộp thuế đúng quy định và cuối năm nếu họ đã bị khấu trừ nhiều hơn số tiền họ phải nộp thì cũng khơng được hồn thuế (thực tế có đóng thuế đâu mà được hồn). Thêm vào đó là trường hợp cơ quan chi trả thu nhập và người lao động thông đồng nhau không kê khai, nộp thuế đầy đủ cho NN. Chẳng hạn, trường hợp các tổ chức biểu diễn

với các nghệ sĩ thỏa thuận kê khai mức thù lao thấp hơn thực tế để nộp thuế ít thì phải xử lý cả hai. Khi đó cả cơ quan chi trả thu nhập và người lao động đều phải chịu trách

nhiệm cho hành vi vi phạm của mình.

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước hết người lao động cần

kiểm tra các khoản mà DN trừ từ tiền lương, tiền cơng khi ký bảng lương. Mục đích là khi phát hiện DN khơng kê khai, nộp thuế TNCN cho mình theo đúng quy định cũng có căn cứ yêu cầu DN giải quyết quyền lợi chính đáng của mình. Mặt khác, NN cần có những quy định quản lý việc khấu trừ thuế của các cá nhân, tổ chức chi trả chặt chẽ hơn và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm. Thơng qua đó giúp cơ quan thuế quản lý được nguồn thu nhập bất hợp pháp (thu nhập “đen”), cơ quan thuế biết được thu nhập thực sự của người dân để làm cơ sở hoạch định chính sách thuế TNCN sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ tư, cơng tác thanh tra, kiểm tra cần được tăng cường. Theo cơ chế tự khai,

tự nộp thì cơng tác thanh tra, kiểm tra có một vị trí quan trọng đối với quản lý thuế TNCN. Mục tiêu chính của cơng tác này nhằm truy thu số thuế chưa nộp và răn đe các đối tượng vi phạm, thực hiện chưa tốt việc kê khai nộp thuế cho NN. Nhiều trường hợp chỉ khi thanh tra, kiểm tra mới phát hiện người nộp thuế kê khai sai thì lúc đó họ mới bắt đầu kê khai lại cho đúng với thu nhập thực tế. Khi đã có các kết luận thanh tra, kiểm tra thì phải thực hiện một cách nghiêm túc. Trong bối cảnh ý thức người nộp thuế còn thấp thì biện pháp này cũng góp phần khắc phục phần nào các hiện tượng gian lận, trốn thuế và quản lý người nộp thuế một cách toàn diện, tăng nguồn thu cho NSNN. Mặt khác, vì đa số thuế TNCN do người nước ngoài, người Việt Nam làm việc trong các DN có vốn đầu tư nước ngồi, VPĐD đóng nên các cơ quan thuế nên tập trung kiểm tra các tổ chức, cá nhân chi trả có liên quan này (như VPĐD, DN có vốn đầu tư nước ngồi có số lượng người nước ngồi lớn, nhiều năm chưa được kiểm tra; các nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA...). Đồng thời, các cơ quan thuế cũng cần kiểm tra các lĩnh vực ngành nghề có thu nhập cao như dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng, rượu bia, nước giải khát, hàng không, dược phẩm...Thực tế, kết quả kiểm tra các DN, VPĐD ở TP. Hồ Chí Minh chứng tỏ đa số các đơn vị kiểm tra đều vi phạm với số tiền truy thu

và phạt trung bình mỗi hồ sơ rất lớn lên hàng trăm triệu đồng, đặc biệt các VPĐD, nhà thầu lên đến hàng tỷ đồng100.

Ngồi ra, song song với cơng tác tuyên dương đối với các doanh nghiệp, tổ chức

nộp thuế đầy đủ được tổ chức trong thời gian qua, thiết nghĩ công tác tuyên dương hoặc khuyến khích bằng lợi ích đối với cá nhân trực tiếp kê khai cũng cần được quan tâm đúng mức. Có như vậy sẽ từng bước nâng cao ý thức kê khai, nộp thuế của đối tượng nộp thuế TNCN.

* Để đạt đƣợc kết quả cao cần đáp ứng một số yêu cầu nhƣ sau:

Để quản lý được thu nhập của các cá nhân yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được nền kinh tế thị trường mà ở đó hầu hết các giao dịch đều hiện đại hóa nhằm kiểm sốt

thu nhập của từng cá nhân. Có nghĩa là các giao dịch đều phải có sự kiểm soát của ngân hàng thơng qua các thẻ tín dụng, séc...khơng cịn thị trường tiền mặt trao tay. Làm được điều đó rồi, tiếp sau nữa là phải có sự phối hợp, trao đổi thơng tin giữa các ban ngành, giữa hệ thống ngân hàng với cơ quan thuế, giữa cơ quan thuế với Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Cơng thương...

Mặt khác, để nhanh chóng triển khai các ứng dụng cơng nghệ thông tin cần xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu pháp luật, thông thạo

khoa học công nghệ nhằm phục vụ cơng tác quản lý. Vì có mua được các ứng dụng quản lý tiên tiến đến đâu mà khơng có cơ sở hạ tầng phù hợp, đào tạo đội ngũ cán bộ phù hợp thì cũng khơng triển khai được.

Bên cạnh đó, chất lượng của các văn bản thuế phải được xây dựng cao hơn theo hướng vừa bao quát vừa đầy đủ, vừa chặt chẽ mà có sự mềm dẻo trong quá trình thực hiện. Bởi vì cần có hướng đi đúng khi thực hiện mới đạt hiệu quả cao. Điều này sẽ giúp tránh những bất cập về quy trình thời gian, sự nặng nề về thủ tục và cả sự khó khăn trong điều hành. Các cơ quan chức năng có thể phối hợp ban hành một văn bản thống nhất để làm cơ sở áp dụng hiệu quả hơn (như văn bản hướng dẫn các mức khoán chi

thống nhất, bệnh hiểm nghèo và danh mục bệnh hiểm nghèo...). Trong q trình thực

hiện, Quốc Hội nên có sự phân cấp điều chỉnh Luật thuế TNCN ở mức độ nào đó để cơ quan thường trực sửa đổi, bổ sung ngay trong năm thay vì phải chờ đợi Quốc hội họp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)