Phân định lại thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 53 - 54)

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.3. Hƣớng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ

2.3.1.3. Phân định lại thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế

Một số khoản trợ cấp, phụ cấp khơng nên tính vào thu nhập chịu thuế. Những khoản phụ cấp như xăng xe, điện thoại, trợ cấp đi học nghiệp vụ là chính đáng và được kiểm sốt dưới sự tính tốn của DN, nên việc cơ quan thuế tính thuế trên những khoản này là không hợp lý và không nuôi dưỡng nguồn thu về lâu dài. Đối với tiền ăn trưa

của công nhân hàng năm nên xem xét thêm về mức sàn và mức trần. Khi tiến hành soạn thảo hoặc sửa đổi các văn bản luật, các cơ quan chức năng cần tính đến sự đồng

90 Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, Nguồn: http://tintuc.xalo.vn/00501997939/Thue_thu_nhap_ca_nhan_1_cai_duoc_va_2_cai_mat.html

91 Lê Xuân Trường (2011), “Quốc hội nên giao Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh”, Tạp chí thuế Nhà

nước, (14), tr.7.

92 Dự kiến lương tối thiểu sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo bốn vùng với các mức khác nhau: vùng 1 là 1.900.000

đồng, vùng 2 là 1.730.000 đồng, vùng 3 là 1.550.000 đồng, vùng 4 là 1.400.000 đồng, Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/444777/Mien-giam-thue-khoang-20000-ti-dong.html

bộ giữa các Luật với nhau như giữa Luật thuế TNCN với Luật thuế TNDN, Bộ luật lao động. Vì hiện nay các văn bản pháp luật về thuế TNCN vơ hình trung đi ngược lại với nguyên tắc của pháp luật Lao động nói chung là ưu tiên những quy định có lợi cho người lao động. Mặt khác, “Nếu có mức sàn và mức trần thì sẽ tạo điều kiện cho các

DN có qui mơ lớn, lợi nhuận hàng năm cao có thể được phép chi thêm cho người lao động về các khoản ăn trưa, trang phục làm việc mà khơng sợ phải tính vào các khoản chi khơng được trừ khi nộp thuế TNDN” 93, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động ở các thành phố lớn (vì giá cả thường cao hơn các khu vực khác). Như vậy, các khoản ăn trưa người lao động thì được trừ khi tính thuế TNCN cịn DN thì được trừ khi tính thuế TNDN.

Theo TT18/2011/TT-BTC ban hành ngày 10/02/2011 phần chi trang phục của

doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bằng tiền mặt hoặc hiện vật hoặc bằng cả tiền mặt và hiện vật cho người lao động tăng lên đến 5 triệu đồng/năm. Phần chi vượt mức này người lao động phải chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, nhà làm luật cũng cần xem xét quy định phần chi trang phục tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động linh hoạt bằng mức trần và mức sàn như trên. Quy định linh hoạt như vậy sẽ giúp các DN có quy mơ lớn hỗ trợ tốt hơn cho người lao động và cũng giảm bớt sự lạc hậu của luật khi lạm phát tăng cao.

Bên cạnh đó, khoản tiền học phí cho con được trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế khơng nên chỉ áp dụng cho người nước ngồi mà nên áp dụng cho cả người

Việt Nam với mức phù hợp, cụ thể do NN quy định (ví dụ như theo mức quy định của các trường công lập...). Đồng thời, quy định người nước ngoài cũng chỉ được giảm trừ người phụ thuộc từ tháng đến Việt Nam đến tháng rời khỏi Việt Nam cho công bằng với người lao động trong nước. Ngoài ra, chúng ta cũng nên trừ đi chi phí khám chữa bệnh có biên lai của bệnh viện cho người lao động, bởi đảm bảo sức khỏe để tiếp tục làm việc cũng là quyền lợi chính đáng của người lao động. Tóm lại, trong lúc chờ

Quốc hội sửa Luật thuế TNCN 2007, thiết nghĩ Bộ Tài chính nên chủ động giảm gánh

nặng cho đối tượng nộp thuế bằng cách loại ra những khoản thu bất hợp lý bởi vì, các

khoản trợ cấp, phụ cấp này đang thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)