7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
2.2. Những vƣớng mắc của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập
2.2.6. Hiện tượng trốn thuế
Thứ nhất, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam làm việc trong các văn phòng đại diện (VPĐD), các DN có vốn đầu tư nước ngồi, các dự án ODA có nhiều biểu hiện trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế TNCN gây thất thu cho NSNN. Ở TP. Hồ Chí Minh, số người nước ngồi trong các VPĐD chỉ chiếm khoảng
10- 20% nhưng số tiền thuế chiếm gần 80% số thu của VPĐD. Đây là đối tượng cần quản lý kỹ để khai thác nguồn thu thuế. Riêng người Việt Nam chiếm đa số trong các VPĐD nhưng số thu thuế TNCN của các đối tượng này rất thấp, chiếm khoảng 20%72. Đa số các cá nhân nước ngồi đều khơng tính đúng các khoản thu nhập được trừ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế đã nộp tại nước ngoài và nhiều hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế TNCN khác. Việc quản lý các khoản thu nhập ở ngoài Việt Nam của người nước ngồi rất khó kiểm sốt, dẫn đến luật đặt ra nhưng khó thực hiện triệt để, vì khơng có cơng cụ kiểm tra. Một bất cập khác đó là, người nước ngồi đến Việt Nam trong năm dương lịch nhưng vẫn bị đánh thuế cho cả thời gian trước khi đến Việt Nam là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, điều này cũng gây khó khăn trong việc kê khai, quyết toán thuế và chứng minh thu nhập ở nước ngồi trong thời gian đó. Trường hợp khơng chứng minh được thu nhập trước đó, người nước ngồi kê khai thu nhập bằng không hoặc rất thấp trong thời gian trước khi đến Việt Nam thì cơ quan thuế Việt Nam sẽ phải hoàn thuế TNCN cho các cá nhân này, dẫn đến bất lợi cho NSNN73.
Đối với các VPĐD, một trong những khó khăn lớn nhất của các cơ quan chức
năng là theo dõi và hành thu thuế TNCN đối với các lao động làm việc ở đây. Đa số người nước ngoài kê khai rất thấp thu nhập thực nhận tại Việt Nam, khơng kê khai thu nhập nhận ngồi Việt Nam, thu nhập để lại cho gia đình ở nước ngồi và các lợi ích được nhân khác. Cơ quan thuế thấy được sự chênh lệch bất hợp lý giữa thu nhập bình qn giữa quốc gia người nước ngồi mang quốc tịch với thu nhập họ kê khai nhưng không thể chứng minh. Chẳng hạn, “một số VPĐD Hàn Quốc kê khai thu nhập của
người nước ngoài thấp nhất 120- 200 USD, cao nhất chỉ 500- 800 USD, trong khi thu nhập bình quân của động Việt Nam ở Hàn Quốc cũng khoảng 1000 USD”74. Còn lao động Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ cao (80- 90%) trong các VPĐD nhưng cơ quan thuế vẫn chưa quản lý chặt chẽ và theo dõi hết các nguồn thu nhập, chủ yếu họ mới chỉ kê khai các khoản tiền lương trả hàng tháng, chưa kê khai các khoản thưởng và một số các khoản lợi ích khác theo quy định.
72 Báo cáo của Phịng thuế TNCN các năm- Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Xem thêm Phụ lục 2.
73 Xem thêm: Bùi Ngọc Tuấn (2011), “Nhiều quy định chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế”, Tạp chí thuế Nhà
nước, (13), tr.11.
74 Huỳnh Thị Huyền Trang (2008), Tăng cường công tác quản lý thuế TNCN đối với cá nhân là người nước
Nguyên nhân là do các VPĐD không hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trụ sở chính nằm ở nước ngồi, lương của người nước ngoài một phần ở Việt Nam, một phần hoặc toàn bộ ở nước ngồi. Như đã giải thích việc quản lý thu nhập ở nước ngồi là rất khó khăn. Mặt khác, chi phí của các VPĐD thì từ nhiều nguồn (thậm chí nguồn đó là từ kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam) cho nên cơ quan thuế không thể kiểm soát được hoạt động tài chính cũng như các cá nhân nhận thu nhập từ VPĐD. Thứ hai, lao động là người nước ngoài ở các VPĐD thường là lao động không cố định, mang tính chất thời vụ. Họ thường đến Việt Nam để công tác một thời gian rồi trở về nước. Một số trường hợp, người nước ngoài về nước mà vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN. Có như vậy mới biết, cơng tác phối hợp giữa các ban ngành còn chưa thật chặt chẽ.
Đối với các cá nhân làm việc ở các chương trình, dự án ODA. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các chương trình, dự án chỉ được miễn nộp thuế TNCN khi có xác nhận của cơ quan chủ quản (các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ...)75. Cịn các cá nhân là người nước ngồi cịn lại và người Việt Nam làm nhân viên quản lý hoặc nhà thầu đều phải kê khai nộp thuế thông qua tổ chức chi trả là chủ dự án. Các chủ dự án thường không kê khai đầy đủ các đối tượng nộp thuế, cá nhân có thu nhập phát sinh tại Việt nam mặc dù không hiện diện tại Việt Nam, sai phạm này thường xảy ra ở các nhà thầu nước ngoài gây thất thu cho NSNN. Khi kiểm tra, thanh tra các nhà thầu, số thuế truy thu và phạt là rất lớn lên đến hàng tỷ đồng. Năm 2010, riêng ở Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định kiểm tra 2 nhà thầu thì cả 2 đều vi phạm, khơng kê khai đầy đủ các khoản thu nhập với số thuế truy thu và phạt lên đến hàng tỷ đồng (3,919 tỷ đồng)76.
Thứ hai, người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập không kê khai đúng, đầy đủ các khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Người nộp thuế nói chung thường chỉ kê khai vào tổng thu nhập chịu thuế các khoản thu nhập chính từ tiền lương, tiền cơng, khơng kê khai các khoản thu nhập bằng tiền khác, tiền thưởng hoặc các khoản lợi ích được hưởng. Họ thường không kê khai một số khoản như tiền thuê người giúp việc, chi phí chơi golf, khơng kê khai tiền nhà vượt mức quy định vào thu nhập chịu thuế (tiền nhà do công ty trả hoặc cá nhân ở tại trụ sở làm việc nhưng kê khai cá nhân tự trả)... Một số cá nhân khác lại kê khai khống một số khoản thu nhập không chịu thuế để không phải nộp số thuế lớn77
.
Đối với các cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi, họ thường không tổng hợp kê khai
đầy đủ thu nhập. Cá nhân không kê khai các khoản thu nhập nhận được ngoài phạm vi
75 Điểm b Khoản 3 Điều 3 Quy chế ban hành kèm QĐ 119/2009/QĐ-TTg, Điều 3 TTLT12/2010/TTLT-BKHĐT- BTC.
76
Báo cáo thuế năm 2010 của Phòng thuế TNCN- Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
kiểm sốt của DN, các DN thì cũng khơng biết và khơng có quyền kiểm tra phần thu nhập khơng do mình chi trả. Trách nhiệm mỗi DN là kê khai thuế hàng tháng, quyết toán cuối năm, nộp thuế theo nội dung kê khai. Vì vậy, mỗi DN chỉ tính và khấu trừ tiền thuế của cá nhân đối với thu nhập mà DN chi trả. Việc không tổng hợp kê khai thu nhập để đóng thuế TNCN ở một nơi giúp cho người nộp thuế đóng với mức thuế suất thấp hơn so với việc tổng hợp thu nhập từ tất cả các nguồn.
Đối với các cá nhân, tổ chức chi trả để giữ chân người lao động họ thường không
thực hiện khấu trừ đầy đủ thuế TNCN. Về vi phạm này, có thể nói đến các cơng ty tổ chức biễu diễn nghệ thuật, phòng trà ca nhạc. Thù lao do các tổ chức này chi trả là rất cao cho mỗi lần biểu diễn nên nếu đóng thuế đầy đủ các tổ chức này sợ các “ngôi sao nghệ sĩ” sẽ không đến biểu diễn và thông thường họ thường thỏa thuận kê khai mức thu nhập thấp đi để đóng thuế ít hơn78. Bên cạnh đó, một số tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khác có chủ trương thực hiện quy định khấu trừ 10% đối với các thu nhập từ 500.000 đồng trở lên là chia nhỏ các khoản tiền chi trả ra nhiều lần, mỗi lần dưới 500.000 đồng để khỏi phải đóng thuế. Chẳng hạn, một số tịa soạn thực hiện chủ trương trên đối với các cộng tác viên viết báo cho mình, trong khi các tịa soạn khác thì khơng gây thiệt hại cho NSNN và không công bằng giữa người lao động với nhau.
Thứ ba, cơ quan, cá nhân chi trả vẫn khấu trừ thuế TNCN nhưng không kê khai và nộp thuế làm cho người lao động không chứng minh được số tiền đã nộp gây thiệt hại cho người lao động. Có trường hợp, người lao động làm việc cho DN sau
đó nghỉ việc làm DN khác, cuối năm tự đi quyết toán thuế TNCN (thường cả hai DN né tránh quyết tốn cho cá nhân đó) thì mới biết DN trước đó khơng kê khai và nộp thuế TNCN cho mình nhưng vẫn khấu trừ thuế TNCN hàng tháng. Khi đó người lao động chỉ cịn có cách là đưa hợp đồng lao động có các điều khoản liên quan đến đóng thuế TNCN và bảng lương ghi rõ các khoản trừ thuế TNCN đó đến khiếu nại lên lãnh đạo công ty. Nhưng nếu bảng lương cũng khơng ghi các khoản trừ thuế TNCN đó thì người lao động cũng khơng làm gì được. Họ có thể kiện DN không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng nhưng với khoản chi phí, thời gian theo kiện cũng hơn số tiền mà công ty đã chiếm dụng. Cuối cùng, chỉ có người lao động là thiệt thịi nhất. Bên cạnh đó, cịn có trường hợp cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập thiếu trách nhiệm hay cố tình khơng giao hóa đơn chứng từ cho người lao động để người lao động hoàn thuế đối với các trường hợp khấu trừ 10%.
Thời buổi lạm phát tăng cao, người lao động muốn nhận lại số tiền hoàn thuế ít ỏi cũng phải vất vả, tốn thời gian yêu cầu cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập giao hóa đơn,
78 Xem thêm: Trịnh Thị Thu Thủy (2007), Những giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn hiện tượng trốn thuế TNCN
chứng từ. Sau đó, họ cịn phải tìm hiểu văn bản thuế TNCN và làm thủ tục hoàn thuế. Điều này một phần cũng xuất phát từ người lao động không kiểm tra các khoản mà DN trừ từ tiền lương, tiền công khi ký bảng lương, bởi khi kiểm tra phát hiện ra kịp thời cũng giúp người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng ngun nhân quan trọng là pháp luật chưa có quy định trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân chi trả, chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Theo Điều 24 Luật thuế TNCN 2007 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân trả thu nhập là phải có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế. Nhà làm luật sử dụng từ “trách nhiệm” là chưa hợp lý trong trường hợp này. Vì trách nhiệm là “hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ)”79...Ở đây, chúng ta sử dụng từ nghĩa vụ thì đúng hơn và khi tổ chức, cá nhân trả thu nhập vi phạm nghĩa vụ này mới phải có trách nhiệm cụ thể.
Với ý thức về thuế TNCN và nghĩa vụ đóng thuế của người dân Việt Nam còn hạn chế như hiện nay thì việc cơ quan thuế để tự do cho các cá nhân tự giác kê khai thu nhập và tự giác đóng thuế là điều khó xảy ra. Ngay cả lao động Việt Nam lẫn người nước ngoài, cả người dân thường lẫn các tri thức nhiều danh tiếng như bác sĩ, giảng viên, ca sĩ…đều có biểu hiện trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với NN. Hơn nữa, thuế TNCN là một loại thuế trực thu chính điều đó làm cho người đóng thuế có tư tưởng trốn tránh nghĩa vụ. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn phương pháp thu thuế trực tiếp, vẫn cịn những cá nhân có ý thức cao trong việc tự giác đóng thuế thu nhập, thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế đối với NN mặc dù con số này thực tế rất khiêm tốn.