Quy định khấu trừ tại nguồn còn thấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 41 - 42)

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2. Những vƣớng mắc của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập

2.2.4. Quy định khấu trừ tại nguồn còn thấp

Khấu trừ tại nguồn 10% tất cả các khoản chi trả thu nhập trên 500.000 đồng/lượt đã tạo nhiều bức xúc và thiệt thòi cho người lao động do sự áp dụng không giống nhau giữa các đơn vị và nhất là do thủ tục hoàn thuế cho các khoản khấu trừ bắt buộc trên là không rõ ràng và khơng thuận lợi cho đối tượng nộp thuế. Có đơn vị tính và thu 10% trên tổng tiền trả, lại có đơn vị tính riêng trên từng hóa đơn trả tiền nhằm “chia nhỏ” tổng thù lao (dưới 500.000 đồng để không phải khấu trừ thuế TNCN). Rõ ràng, việc tính theo tổng số tiền trả sẽ gây thiệt hại hơn cho người lao động.

Hơn nữa, cách tính này dễ gây kẽ hở cho việc lạm thu từ đơn vị, nhất là bộ phận kế toán và thất thu NSNN...Bởi lẽ, người lao động vẫn chưa có thói quen lưu giữ các chứng từ hoặc cá nhân, tổ chức chi trả cố tình khơng nộp thuế lại cho NSNN. Thực tế, cịn có trường hợp học sinh, sinh viên, người già nghỉ hưu muốn kiếm thêm thu nhập nên đã cố gắng viết bài gửi các tòa soạn báo. Nếu may mắn bài được chọn họ sẽ nhận được một khoản tiền nhuận bút ít ỏi, có thể chỉ vài trăm ngàn đồng. Một số báo khoảng 400.000- 450.000 đồng/bài, nếu viết hay thì 500.000-550.000 đồng/bài. Như vậy, cơ quan chi trả nhuận bút, thù lao cho người lao động cũng gặp khó khi muốn khuyến khích người lao động, tính đúng, tính đủ cơng sức của họ. Vì nếu viết hay trả 500.000 đồng thì bị khấu trừ cũng chỉ còn 450.000 đồng, điều này khiến cho tịa soạn muốn tăng chi trả cũng khơng được (kết quả thực nhận như nhau) còn người viết cảm thấy hụt hẫng và bực mình hơn. Đối với học sinh, sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập giúp đỡ bố mẹ nhưng “quy định này vơ tình đã khơng khuyến khích được họ tham gia vào

các hoạt động xã hội để hoàn thiện bản thân, cũng như góp phần phát triển xã hội”65 . Theo quy định, nếu cuối năm cá nhân đó có tổng thu nhập dưới 48 triệu đồng/năm (nếu khơng có người phụ thuộc) thì sẽ được hồn thuế TNCN. Tuy nhiên, sẽ có rất ít hoặc hiếm khi học sinh, sinh viên, người về hưu vất vả lên cơ quan thuế làm thủ tục để hoàn thuế TNCN. Chưa kể họ phải lưu giữ chứng từ để đối chiếu với cơ quan thuế, nếu chẳng may thất lạc thì khơng thể hồn thuế được vì khơng thể chứng minh số thuế đã nộp. Hơn nữa, việc hoàn thuế TNCN chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có MST66

mà học sinh, sinh viên thì thường chưa có MST. Họ bị chiếm dụng tiền thuế suốt một năm, cuối năm những trường hợp này lại phải vất vả với hàng loạt thủ tục mới lấy được tiền hoàn thuế TNCN, thậm chí khơng đủ điều kiện hồn thuế

65 Nguyễn Thị Cúc (2011), “Nâng mức khởi điểm chịu thuế sẽ làm mất ý nghĩa của thuế TNCN”, Tạp chí thuế

Nhà Nước, (13), tr.9.

66

Mục II.3.1.3 Phần D TT84/2008/TT-BTC, Mục VI.1 Công văn 486/TCT-TNCN của Tổng Cục thuế ngày 11/02/2011.

(nếu khơng có MST). Nhiều trường hợp chấp nhận bỏ ln vì tiền cơng đi lại cịn nhiều hơn số tiền nhận được từ hoàn thuế TNCN.

Mặt khác, dù năm 2009 Bộ Tài chính đã ban hành TT62/2009/TT-BTC cho phép cá nhân nếu ước tổng thu nhập chưa đến mức chịu thuế được làm cam kết để cá nhân, tổ chức chi trả tạm thời chưa khấu trừ 10%, nhưng thực tế các DN sợ trách nhiệm nên cứ khấu trừ dẫn đến phiền phức cho người nộp thuế. Sở dĩ diễn ra tình trạng trên là do cơ quan thuế chưa ràng buộc cụ thể với cá nhân, tổ chức chi trả, dẫn đến những nơi này không chấp nhận tờ cam kết để tránh trách nhiệm về sau.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)