7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
2.2. Những vƣớng mắc của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập
2.2.5. Một số quy định của chế độ giảm trừ gia cảnh chưa hợp lý
Thứ nhất, xác định đối tượng là người phụ thuộc.
Một là, xác định con là người phụ thuộc. Theo quy định Luật thuế TNCN 2007
các đối tượng như vợ chồng; cha mẹ; anh, chị, em ruột; ông bà nội, ơng bà ngoại; cơ, dì, cậu, chú, bác ruột thì người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: bị tàn tật khơng có khả năng lao động và khơng có thu nhập hoặc có thu nhập bình qn tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng. Tuy nhiên, đối với con thì luật khơng quy định
như vậy: con dưới 18 tuổi thì được xác định là người phụ thuộc đương nhiên, khơng cần có điều kiện nào khác. Trong khi đó, theo quy định Bộ luật lao động thì “người lao
động là người đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” 67
. Điều đó có nghĩa là cha mẹ có con đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động, hàng tháng có thu nhập riêng vẫn được giảm trừ gia cảnh. Ngược lại, có trường hợp do hồn cảnh khó khăn hoặc lý do nào đó mà con đã đủ 18 tuổi, có khả năng lao động nhưng khơng có thu nhập (vì cịn theo học trung học, phổ thông) nhưng cha mẹ lại không được giảm trừ. Bởi lẽ, chỉ có “con đang theo học tại các trường: đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, khơng có thu nhập hoặc có thu nhập khơng vượt q mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng” mới được giảm trừ. So sánh hai trường hợp ta
thấy thật không hợp lý: trường hợp con có thu nhập cha mẹ lại được giảm trừ, còn trường hợp con khơng có thu nhập cha mẹ lại khơng được giảm trừ. Quy định này vừa không thống nhất với Bộ luật lao động vừa không thống nhất ngay trong quy định của Luật thuế TNCN 2007.
Bên cạnh đó, cịn có trường hợp con cái dưới 15 tuổi có thu nhập, thậm chí thu nhập cao là đằng khác. Đó là một số trường hợp cá biệt như các ca sĩ nhí, danh hài thiếu nhi…Khi cha mẹ kê khai những đứa bé này là người phụ thuộc thì cơ quan chức
năng tiến hành giảm trừ, họ không biết và nếu biết thì cũng khơng có lý do gì để khơng giảm trừ (vì luật khơng quy định).
Hai là, về việc xác định mối quan hệ giữa đối tượng nộp thuế và những người
phụ thuộc. Theo TT62/2009/TT-BTC đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc có thể
không cùng hộ khẩu, khác địa phương. Tuy là quy định như vậy nhưng các địa phương khơng thể xác định được sự chính xác trong nội dung kê khai của người dân về những mối quan hệ thân nhân phụ thuộc. Nếu tất cả người liên quan cùng thường trú tại xã phường thì có thể biết được họ có quan hệ họ hàng ruột thịt, hoặc có gắn bó trách nhiệm nuôi dưỡng với nhau hay không, chứ người ở địa phương khác thì khó có thể xác nhận là đúng hay sai như đối tượng nộp thuế kê khai. Do không quản lý được, các cán bộ xã phường chỉ làm công việc xác nhận chữ ký mà thôi dẫn đến một trường hợp “lách luật” phổ biến là hai đối tượng nộp thuế có cùng một người phụ thuộc.
Ba là, xác định người phụ thuộc trong một số trường hợp cụ thể. Theo quy định
để xác định người phụ thuộc tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng là con; vợ, chồng; cha mẹ; anh, chị, em ruột; ơng bà nội, ơng bà ngoại; cơ, dì, cậu, chú, bác ruột...Người trong độ tuổi lao động phải khơng có khả năng lao động và thu nhập khác, người ngoài độ tuổi lao động phải khơng có thu nhập khác...Tuy nhiên, một số trường hợp cần có hướng dẫn cụ thể như: đối tượng nộp thuế kê khai nuôi em ruột đang đi học đại học, nhưng bố mẹ vẫn cịn sống mặc dù thu nhập thấp khơng đáng kể hay đã về hưu. Cũng có trường hợp đối tượng nộp thuế phải nuôi cháu ruột đi học mặc dù cha hoặc mẹ của cháu cịn sống vì thu nhập của cha hoặc mẹ cháu ấy thấp, gia đình khó khăn68. Hiện tại, theo cách hiểu này thì chỉ khi nào cha mẹ mất hết hoặc cha mẹ đứa cháu mất hết thì người em, người cháu đó mới trở thành “khơng nơi nương tự” và đối tượng nộp thuế mới được giảm trừ gia cảnh. Như vậy, theo lý đáng lẽ những khoản này đối tượng nộp thuế được giảm trừ nhưng luật lại không quy định.
Thứ hai, mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc còn thấp.
Theo quy định thì mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc từ tất cả các nguồn thu nhập là không quá 500.000 đồng/tháng. Mức này dựa trên mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm soạn thảo là 450.000 đồng/tháng, trong khi lương tối thiểu vùng thấp nhất hiện nay đã là 830.000 đồng/tháng. Mặt khác, một người khi xác định là người phụ thuộc thì được giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng. Điều này có nghĩa là một người lao động chỉ cần trong tháng kiếm được khoảng 550.000 đồng hoặc đối tượng phụ thuộc thực sự có thu nhập nhưng thấp (chẳng hạn đối tượng nộp thuế có mẹ già chỉ hưởng lương mất sức 800.000đồng/tháng) thì khơng cịn coi là người phụ thuộc nữa.
68 Xem thêm: Trần Văn Đại (2009), “Cần hướng dẫn rõ hơn khái niệm người khơng nơi nương tựa”, Tạp chí thuế
Trong khi đó, chi tiêu bình quân một người một tháng làm sao xoay sở được với số tiền ấy. Kết quả là đối tượng nộp thuế vẫn đóng thuế đầy đủ và vẫn phải ni người phụ thuộc, điều đó đã tạo gánh nặng cho họ. Ngược lại, nếu một người lao động chỉ kiếm được khoảng 450.000 đồng/tháng thì lại được xem là người phụ thuộc và được miễn trừ 1,6 triệu đồng/tháng nữa. Như vậy, người này tổng cộng có thể chi tiêu 1,95 triệu đồng/tháng. Qua so sánh hai trường hợp cũng đủ thấy sự bất hợp lý và không công bằng. Hơn nữa, mức thu nhập xác định người phụ thuộc như vậy đã quá lạc hậu (chỉ 500.000 đồng/tháng) thua cả mức lương tối thiểu vùng (830.000 đồng/tháng), thậm chí thua ln cả chuẩn nghèo của TP. Hồ Chí Minh hiện nay là 1 triệu đồng/tháng69. Đồng thời, quy định mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc cho cả thành thị và nông thôn như nhau cũng chưa hợp lý. Bởi vì, mức sống ở hai khu vực này rất khác nhau. Bên cạnh đó, điều kiện pháp luật đưa ra là dưới 500.000 đồng/tháng cũng không đảm bảo tính khả thi. Do cơ sở xác định thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng hay không là rất khó và người nộp thuế có nhiều cách cố ý xác định thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng (dựa vào các mối quan hệ xã hội chẳng hạn). Như vậy, vơ tình chúng ta đã đánh thuế vào những người khai đúng, khai thật và bỏ sót khơng thu thuế, xử phạt những kẽ cố tình khai sai, khai gian.
Ngoài ra, thủ tục giảm trừ gia cảnh cịn gây khó khăn cho người nộp thuế. Có rất
nhiều trường hợp bị cơ quan thuế không công nhận là người phụ thuộc do không nộp tờ đăng ký người phụ thuộc từ đầu năm 201070. Nguyên nhân là năm 2009 khi quyết tốn thuế TNCN, cá nhân có thể nộp tờ khai quyết tốn thuế và tờ khai đăng ký người phụ thuộc cùng một lúc, cho nên khi quyết toán thuế TNCN năm 2010 một số cá nhân mới nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc và bị cơ quan thuế không chấp nhận. Một số người lao động khác thì đã nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan chi trả nhưng cơ quan chi trả hiểu sai hướng dẫn của cơ quan thuế. Cụ thể, trước đây tờ đăng ký người phụ thuộc và giấy tờ chứng minh đều phải nộp cho cơ quan thuế nhưng sau đó Tổng cục Thuế có hướng dẫn lại, theo đó cơ quan chi trả được giữ lại hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, còn tờ đăng ký vẫn phải nộp cho cơ quan thuế. Tuy nhiên nhiều nơi lại hiểu sai và giữ luôn tờ đăng ký người phụ thuộc, dẫn đến nhiều người trên thực tế có ni dưỡng người phụ thuộc nhưng lại không được giảm trừ gia cảnh71.
69 http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/52409/language/vi-VN/Default.aspx?seo=Chuan-ho-
ngheo-can-ngheo-moi-giai-doan-2011-%E2%80%93-2015
70 Dương Anh Minh - phó phịng thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế TP.HCM, Nguồn: http://www.khaithuetructuyen.vn/?module=news&function=detail&id=369