Biện pháp giải quyết tình thế tạm thời

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 60 - 91)

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.3. Hƣớng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ

2.3.3. Biện pháp giải quyết tình thế tạm thời

Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao Chính phủ vừa có quyết định hết sức đúng đắn, cần thiết và kịp thời là hỗ trợ đột xuất 250.000 đồng cho các đối tượng có thu nhập thấp101, chính sách giãn thuế TNDN (tạm

100 Xem phụ lục 3.

thời không thu thuế) một năm cho khoảng 200.000 DN vừa và nhỏ102. Tuy nhiên, điều này khiến nhiều người không khỏi suy nghĩ, liên tưởng đến việc thiếu kịp thời chia sẻ với người dân trong bối cảnh khó khăn hiện nay thông qua việc miễn, giảm thuế TNCN. Chúng ta đều biết gánh nặng giá cả đối với DN và người dân đều rất nặng nề, nếu khơng nói người dân là đối tượng chịu nhiều áp lực hơn. Bởi lẽ, một số đối tượng là người lao động phải đóng thuế TNCN khi bản thân và gia đình khơng chi trả nổi nhu cầu cuộc sống đang ngày càng tăng cao, trong khi đó DN chỉ phải đóng thuế TNDN khi có lợi nhuận.

Vấn đề sửa đổi hay không Luật thuế TNCN 2007 ngay trong năm 2011 đã gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng việc sửa đổi Luật thuế TNCN 2007 lúc này là chưa thật cần thiết, là “vội vàng”103 vì mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa lạc hậu và vẫn còn cao hơn so với nhiều quốc gia hoặc “nếu miễn, giảm thuế TNCN thì sẽ ảnh hưởng

nguồn thu của NSNN”104 hay “Không miễn giảm thuế TNCN năm 2011 để “chia sẻ”

với Nhà nước”105, thậm chí nếu miễn, giảm thuế TNCN lúc này sẽ làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát. Tuy nhiên, theo phản ánh của đại đa số người dân và một số chuyên gia thì mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay là khơng cịn phù hợp nữa.

Theo quan điểm của tác giả thì việc sửa đổi Luật thuế TNCN 2007 lúc này là một sự “vội vàng cần thiết”, nếu khơng nói là đã đến thời điểm chính muồi để sửa đổi Luật thuế TNCN 2007. Vì hơn lúc nào hết, người dân cần sự chia sẻ khó khăn từ phía NN trước tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay. Việc miễn, giảm thuế TNCN sẽ có ý nghĩa nhất đối với những người làm cơng ăn lương (vì họ là đối tượng chịu tác động nhiều hơn), còn những cá nhân có thu nhập thực sự cao cũng không mang ý nghĩa nhiều. Cịn nếu nói việc miễn, giảm thuế TNCN sẽ ảnh hưởng đến NSNN thì cũng khơng hẳn. Bởi vì, thực tế sáu tháng đầu năm 2009 NN đã miễn thuế TNCN nhưng kết quả thu từ thuế TNCN khơng những khơng giảm mà cịn tăng so với năm trước. Điều quan trọng ở đây là phải quản lý hiệu quả các đối tượng có thu nhập cao thực sự để tăng nguồn thu cho NSNN, tránh tình trạng “tái phân phối ngược” tức dịng phân phối chảy từ nhóm có thu nhập thấp sang nhóm có thu nhập cao như việc sử dụng tiền đóng thuế để đầu tư vào những doanh nghiệp NN hoạt động kém hiệu quả106. Bên cạnh đó, chúng ta đều đã được biết đến chính sách thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng là:

102 N.K (2011), “Chạnh lòng”, Báo Thanh Niên ngày 11/04/2011, (101), tr.6.

103 Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội, Nguồn: http://tncn.tct.vn/2011/03/thue- tncn-sua-luc-nay-la-qua-voi-vang.html

104

Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội, Nguồn: http://m.24h.com.vn/tin-tuc- trong-ngay/thue-tncn-sua-luc-nay-la-qua-voi-vang-c46a365753.html

105 Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Cao Ngọc Xuyên, Nguồn: http://news.vibonline.com.vn/Home/sk_bl/2011/05/7153.aspx

106 Xem thêm: Trần Đình Thiên, Vũ Thành Tự Anh (2006), “Bản chất của thuế TNCN”, Tạp chí nghiên cứu lập

để tăng cường tính hiệu quả thì phải khoan sức dân, tránh tận thu, thu cho bằng được vì chỉ có như vậy mới đảm bảo nguồn thu một cách bền vững. Người lao động nhận được chính sách hỗ trợ từ phía NN sẽ hăng hái làm việc đem lại kết quả tốt hơn, đóng thuế nhiều hơn trong tương lai, thay vì tận thu để rồi chính họ lâm vào tình cảnh nghèo khó khi đó khơng ai khác ngồi NN phải đứng ra giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Hơn nữa, để NSNN khơng bị thâm hụt thì đâu chỉ có một biện pháp là tăng thu thuế mà còn nhiều biện pháp khác, đặc biệt là chi tiêu công. Đây là một trong những khoản chi rất lớn của NN nhưng lại thường khơng hiệu quả, thậm chí cịn gây lãng phí. NN khơng thể để các khoản chi tiêu bất hợp lý như vậy trong khi lại không thừa nhận các khoản chi phí hợp lý của người lao động; cũng không thể chỉ biết “quyền đánh thuế” tối cao của mình mà khơng nghĩ đến những quyền lợi chính đáng, đời sống của người dân. Ngồi ra, NN cũng có thể tăng thu ở các sắc thuế khác nếu quản lý chặt chẽ hơn, ví dụ như thuế TNDN. Tiền thuế đang bị thất thốt do khơng ít DN có vốn đầu tư nước ngồi đã “chuyển giá”107. Rõ ràng chống chuyển giá không phải là tận thu mà là thu đúng những gì pháp luật đã cho phép. Khoản thu này rất lớn, nếu so với những khoản thuế TNCN mà người lao động trong nước đang nộp có lẽ đó chỉ là những khoản thu bé nhỏ mà thôi.

Hơn lúc nào hết, thời điểm này là lúc cả NN và người dân cùng san sẻ khó khăn, NN phải thể hiện được vai trò quản lý xã hội một cách hiệu quả và cơng bằng. Chính điều này sẽ tác động trở lại người dân, giúp họ ý thức được nộp thuế khơng chỉ là trách nhiệm mà cịn là quyền tham gia làm chủ đất nước. Việc sửa đổi được Luật thuế TNCN 2007 ngay trong năm 2011 là điều đáng mừng, tuy nhiên quy trình sửa đổi luật ở nước ta là cần phải có dự thảo của Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp để Quốc hội xem xét thơng qua, cho nên cần nhiều thời gian (có thể năm 2012 Quốc hội mới xem xét, rồi năm 2013 luật sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực). Dẫu biết rằng, việc sửa đổi Luật thuế TNCN 2007 còn địi hịi phải có tính bao qt và tính dự báo được tình hình trong nhiều năm tới cho nên cần xem xét cẩn trọng. Tuy nhiên, lúc bấy giờ dù thấy rõ luật đã lạc hậu mà vẫn áp dụng thì thật khơng hợp lý.

Chính vì tất cả các lý do trên theo tác giả, thứ nhất, nếu không kịp chỉnh sửa

trong năm nay thì Quốc hội nên quy định miễn, giảm thuế TNCN cho người lao động. Đây có thể là một giải pháp tình thế tuy tạm thời nhưng thật cần thiết cho dù

mức động viên, khuyến khích là không lớn nhưng người dân cảm nhận sự chia sẻ của NN. Phương án thứ hai, Chính phủ có thể gia hạn nộp thuế TNCN (giãn thuế) cho

107 Chuyển giá bằng cách khai giá nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài cao hơn giá mua thực tế để tăng chi phí,

dẫn đến thua lỗ và khơng phải nộp thuế TNDN). Điều này, không chỉ tồn tại ở khối DN có vốn đầu tư nước ngồi mà đang có xu hướng lan ra DN trong nước. Các DN (doanh thu ban đầu trên 100 tỉ đồng) khai lỗ, nay dù “phình to” lên gần chục ngàn tỉ đồng cũng vẫn kêu lỗ.

một số đối tượng trong khi chờ Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế TNCN 2007. Việc

gia hạn nộp thuế TNCN là thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Chính phủ có thể gia hạn nộp thuế TNCN cho một số đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, những đối tượng có thu nhập dưới 6 triệu đồng/tháng mà khơng có người phụ thuộc, nếu có hai người phụ thuộc thì thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng nên được gia hạn108...Theo dự toán thu chi ngân sách năm 2011 được Bộ Tài chính cơng bố, thuế TNCN dự kiến tăng 23,7% so với năm 2010109. Vì vậy nếu miễn, giảm thuế TNCN, tổng mức thuế mà NN thu được năm 2011 cũng sẽ không thấp hơn năm 2010. Chỉ khi nào miễn, giảm hoặc gia hạn tràn lan, khơng đúng đối tượng, tức là những người có tổng thu nhập đến vài trăm triệu đồng cũng được hưởng chính sách này thì mới lo ngại đến việc góp phần làm tăng lạm phát. Khi thực hiện miễn, giảm hoặc gia hạn thuế TNCN đúng đối tượng thì nguồn thu được hầu hết là do người có thu nhập tương đối cao đóng, người lao động là đối tượng nộp thuế TNCN đang gặp khó khăn sẽ được miễn, giảm hoặc gia hạn thuế tạo điều kiện cho họ an tâm làm việc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Luật thuế TNCN 2007 qua hai năm thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định như số thuế thu được tăng cao hơn so với khi thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập cao trước đây, mở rộng đối tượng nộp thuế có tính đến gia cảnh của đối tượng nộp thuế, bước đầu triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hành thu. Bên cạnh đó, Luật thuế TNCN 2007 cũng phát sinh nhiều vấn đề làm ảnh hưởng không nhỏ đến đối tượng nộp thuế (trong đó có người lao động làm cơng ăn lương) và làm ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN về lâu dài. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý, tác giả đã đưa ra và phân tích một số vướng mắc cịn tồn tại của pháp luật về thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công như mức thuế suất trong biểu thuế TNCN; mức giảm trừ gia cảnh và một số quy định chưa hợp lý trong chế độ giảm trừ gia cảnh; quy định khấu trừ tại nguồn 10%; một số khoản thu nhập chịu thuế chưa hợp lý; một số trường hợp trốn thuế TNCN và một số bất cập khác. Từ đó, tác giả thấy được sự cần thiết phải xem xét, sửa đổi một số vấn đề về thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền cơng. Chính vì vậy, tác giả đã mạnh dạn đưa ra ý kiến, những giải pháp và chứng minh các giải pháp đó với hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm các vướng mắc, góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này.

108 Xem thêm: Cao Sĩ Kiêm báo pháp luật ngày 02/04/2011, Nguồn:

http://phapluattp.vn/20110402010256249p0c1013/nen-gian-thue-thu-nhap-ca-nhan-cho-mot-so-doi-tuong.htm

KẾT LUẬN

Có thể nói trong thời gian qua, chính sách thuế TNCN ở nước ta cũng đã góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN, kiểm soát một phần nào thu nhập của cá nhân, cũng như từng bước phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời, chính sách thuế TNCN cũng bước đầu tạo thói quen và nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế cho NN. Nguồn thu chủ yếu của thuế TNCN là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, hiện nay khi điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều biến động như lạm phát, giá cả tăng cao nhiều quy định của pháp luật về thuế TNCN đã trở nên lạc hậu làm ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng nộp thuế, đặt biệt là người lao động. Thấy được sự khó khăn của người lao động cũng như để đảm bảo nguồn thu ổn định, lâu dài cho NSNN, tác giả mong muốn nghiên cứu các vướng mắc, hạn chế để tìm ra những biện pháp nhằm hồn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.

Để có được nền tảng vững chắc cho những kiến nghị của mình, tại chương 1 tác giả đã tiến hành phân tích những vấn đề lý luận về khái niệm, bản chất, vai trị, chức năng của tiền lương, tiền cơng dưới góc độ pháp luật về thuế TNCN. Đồng thời, tác cũng nêu một cách khái quát về cách tính thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công và so sánh một số điểm mới, tiến bộ có liên quan của Luật thuế TNCN 2007 với Pháp lệnh thuế thu nhập cao 1990 (đã sửa đổi, bổ sung qua các năm 1994, 1997, 1999, 2001, 2004). Qua đó, thấy được yêu cầu của pháp luật thuế về TNCN đối với tiền lương, tiền công là vừa phải đảm bảo thu đúng người, đúng thuế, đặc biệt người lao động chỉ phải đóng thuế TNCN khi đã đảm bảo mức sống tối thiểu của mình, lại vừa phải đảm bảo nguồn thu ổn định, lâu dài cho NSNN.

Trên cơ sở nền tảng lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, tác giả cố gắng tìm ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật về vấn đề này khi áp dụng vào thực tiễn. Thực tế, hiện nay Luật thuế TNCN 2007 vẫn "nặng" về thu đồng đều, cần có sự sửa đổi theo hướng tăng thu các đối tượng thu nhập cao thực sự. Khi tình hình kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi NN cần có những chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách thuế TNCN đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội, kinh tế và quản lý nghiệp vụ. Điều này đảm bảo không mất đi bản chất của thuế TNCN là biện pháp phân phối lại thu nhập, góp phần thiết lập cơng bằng xã hội.

Do đó, để đảm bảo hài hịa được lợi ích của NN và lợi ích của đối tượng nộp thuế thì nội dung luật thuế TNCN phải hợp lý hơn và công tác quản lý thuế cần nâng cao, hồn thiện hơn. Trên thế giới, cũng khơng thể có một chính sách thuế nào của các quốc gia, đặc biệt là chính sách thuế TNCN có thể hồn thiện ngay từ đầu mà cần có đủ thời

gian để kiểm chứng và hồn thiện. Việc hồn thiện một chính sách đặc thù như Luật thuế TNCN, một chính sách thuế trực thu liên quan đến thu nhập của một bộ phận dân cư là rất khó khăn. Tuy nhiên, một khi đã thấy được những điểm bất hợp lý thì cần có biện pháp sửa đổi kịp thời. Dù đề xuất sửa đổi ở góc độ nào cũng cần tạo điều kiện để người lao động ổn định cuộc sống trước cơn bão giá, từ đó khuyến khích người dân phấn đấu vươn lên để có thêm thu nhập, đóng góp cho đất nước. Từ việc nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn về pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền cơng, tác giả mong muốn khóa luận có thể mang đến cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn về vấn đề này. Đặc biệt, thấy được ảnh hưởng của chính sách thuế TNCN đối với người lao động, từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi nội dung cho phù hợp với thực tiễn tình hình mới và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN. Cho dù tác giả đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ về đề tài này để đề tài có thể hồn thiện hơn, có ý nghĩ khoa học và thực tiễn nhiều hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Danh mục văn bản pháp luật:

1.1. Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 1.2. Luật thuế TNCN năm 2007.

1.3. Luật quản lý thuế năm 2006.

1.4. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 07/01/1991.

1.5. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 03/06/1994 sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập 1991.

1.6. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 06/02/1997 sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

1.7. Pháp lệnh số 14/1999/PL-UBTVQH ngày 30/06/1999 sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

1.8. Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH ngày 31/05/2001 sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

1.9. Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH ngày 24/03/2001 sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

1.10. Nghị định của Chính phủ số 147/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Trang 60 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)