Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 32)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

1.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ

khơng vì mục tiêu lợi nhuận; đáp ứng u cầu thường xuyên của cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều 14 Luật GĐTP 2012 quy định tổ chức giám định tư pháp ngồi cơng lập hoạt động dưới hình thức văn phịng giám định tư pháp (loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc loại hình cơng ty hợp danh), vì vậy, chi phí đặt ra bởi tổ chức này khá cao, bởi đảm bảo nguyên tắc “thu bù đắp chi”; bên cạnh đó, tổ chức này được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả, là những lĩnh vực có nhu cầu giám định ít, khơng thường xun.Tổ chức giám định tư pháp công lập được Nhà nước thành lập, đảm bảo đầu tư,việc thu phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí, lợi nhuận khơng cao; những lĩnh vực của tổ chức này có nhu cầu giám định lớn, số lượng các vụ việc được thực hiện thường xuyên, đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụnghơn.

1.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ pháp công lập pháp công lập

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập

Quản lý nhà nước là sự biểu hiện khả năng mà xã hội có thể sử dụng để tổ chức và điều chỉnh cuộc sống của mình. Quản lý khơng phải là cái gì nằm bên trên xã hội, bên ngồi con người. Quản lý là sự biểu hiện một chất lượng nhất định của xã hội mà con người đến lúc ấy đã tạo ra được. Trong tự nhiên, các hiện tượng xảy ra một cách ngẫu nhiên, tự phát, theo quy luật của tự nhiên và trên cơ sở những quy luật ấy, thế giới động vật, thực vậtphát triển một cách tự nhiên. Nhưng đối với xã hội con người thì khác. Xã hội chỉ có thể phát triển được nhờ ý thức của con người. Con người, nhờ có ý thức, đã nhận thức được thế giới xung quanh mình, suy nghĩ về thế giới ấy và hình thành nên các kế hoạch nhằm tác động vào giới tự nhiên để

tạo dựng nên cuộc sống cho mình. Nhưng con người cũng khơng làm và khơng thể làm được việc đó một cách đơn độc. Nhờ ý thức, con người lại biết liên kết với nhau, hình thành nên các quan hệ xã hội, nhằm thực hiện các lợi ích của mình. Bởi vậy, quản lý nhà nước là sự biểu hiện năng lực của con người trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có ý thức dưới các hình thức nhất định20.

Thuật ngữ quản lý nhà nước có thể được hiểu theo hai phạm vi: nghĩa rộng và nghĩa hẹp21.

Quản lý nhà nước, theo nghĩa rộng,là toàn bộ hoạt động của Nhà nước nói

chung, mọi hoạt động mang tính Nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức

năng của Nhà nước. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước của bộ máy nhà nước, tức là cả ba hệ thống cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhân dân cũng là chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng khi thực hiện quyền trưng cầu dân ý – bỏ phiếu, toàn dân, hoặc tham gia quản lý nhà nước bằng các hình thức khác. Các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội, cũng là chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng nếu được Nhà nước trao quyền thực hiện chức năng nhà nước.

Mặt khác, theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nướclà hoạt động chấp hành hiến

pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó. Do đó, quản lý nhà

nước theo nghĩa rộng bao hàm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Đây là cách hiểu trong khoa học luật hành chính xã hội chủ nghĩa cũng như ở Việt Nam từ trước đến nay. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Hoạt động hành chính nhà nước chính là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước, bản chất của nó thể hiện ở hai khía cạnh chấp hành và điều hành. Chấp hành là sự thực hiện trên thực tế các luật và các văn bản mang tính chất luật của Nhà nước (các pháp lệnh và một số nghị quyết của Quốc hội), các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nói chung. Điều hành là hoạt động dựa trên cơ sở luật để chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý. Đặc trưng của hoạt động điều hành là các cơ quan hành chính (chủ thể quản lý) ra các văn bản dưới luật

20 Trường hành chính trung ương (1988), Những cơ sở khoa học và lý luận về quản lý nhà nước xã hội chủ

nghĩa, Nxb sự thật, Hà Nội, tr 11.

mang tính chủ đạo, quy phạm hoặc cá biệt, và chúng được bảo đảm thực hiện bằng sự thuyết phục và khả năng áp dụng cưỡng chế nhà nước22.

Luận văn này tập trung đi sâu phân tích “quản lý nhà nước” đối với tổ chức giám định tư pháp công lập theo nghĩa hẹp, tức là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước (tức là các cơ quan hành chính nhà nước) đối với tổ chức giám định tư pháp cơng lập.

Hiện nay, chưa có khái niệm quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập. Trên cơ sở khái niệm chung về quản lý nhà nước và khái niệm giám định tư phápcơng lập, có thể kết luận rằng,quản lý nhà nước đối với tổ chức giám

định tư pháp công lậplà việc Nhà nước dùng các biện pháp, công cụ có được, tác

động lên các tổ chức giám định tư pháp công lập để tổ chức này hoạt động đúng định hướng, mục tiêu do Nhà nước đặt ra.

1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập

Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp cơng lập có những đặc điểm chung của quản lý nhà nước, đó là tính tổ chức và điều chỉnh, tính quyền lực nhà nước, tính khoa học và tính kế hoạch, tính liên tục. Ngồi ra, quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập, theo khoản 1 Điều 12 Luật GĐTP 2012 và các quy định khác của pháp luật liên quan,bao gồm các lĩnh vực: pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự, có các đặc điểm riêng như sau:

1) Chủ thể quản lýrộng

Điều 39 Luật GĐTP 2012quy địnhcác cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp là: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp; Trung ương:Bộ Tư pháp được giao với vai trò đầu mối để quản lý chung; các bộ, cơ

quan ngang bộ khác cùng phối hợp với Bộ Tư pháp để thống nhất quy định ở lĩnh vực do mình quản lý,cụ thể: Bộ Y tếquản lý nhà nước về lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần (khoản 1 Điều 42 Luật GĐTP 2012); Bộ Công an quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự (khoản 2 Điều 42 Luật GĐTP 2012). Ở địa phương:Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương (khoản 4 Điều 39 Luật GĐTP 2012), Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối, các cơ quan, Sở ban ngành khác là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định tư pháp chuyên ngành (khoản 2 Điều 43 Luật GĐTP 2012).

Chính đặc điểm này địi hỏi có quy định rõ ràng về thẩm quyền, chức năng quản lý của từng cơ quan – chủ thể quản lý. Đây là đặc điểm khác biệt so với quản lý nhà nước đối với một số tổ chức, hoạt động bổ trợ tư pháp khác như: luật sư, công chứng, đấu giá, bởi lẽ cơ quan quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động đó là một cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu và quản lý là Bộ Tư pháp (ở Trung ương), Sở Tư pháp (ở địa phương).

2) Khách thể quản lýkhơng mang tính quyền lực nhà nước, màmang tính chun mơn địi hỏi tính khoa học, chính xác, khách quan, trung thực, độc lập và trách nhiệm cá nhân.Và chỉ xác định là hoạt động giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp công lập khi việc thực hiện giám định theo quy trình điều chỉnh bởi Luật GĐTP 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Khách thể của quản lý trong xã hội là hành vi, là hoạt động của con người, tổ chức của con người (còn gọi là hoạt động bị quản lý hoặc hoạt động của đối tượng bị quản lý)23.Khách thể của quản lý ở đây là hành vi, là hoạt động củatổ chức giám định tư pháp cơng lập, nó có các đặc điểm sau:

Hoạt động củatổ chức giám định tư pháp công lập khơng mang tính quyền lực nhà nước, mà là hoạt động chuyên môn, độc lập và trách nhiệm cá nhân.Là

“hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện” (khoản 1 Điều 2 Luật GĐTP

2012) nên “người giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận

giám định do mình đưa ra” (điểm g khoản 2 Điều 23 Luật GĐTP 2012), cũng vì vậy, khi thực hiện giám định, giám định viên tư pháp không phải chịu chi phối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà hoạt động độc lập, xuất phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân, bảo đảm tính khoa học, chính xác, khách quan, trung thực. Bản kết luận giám định tư pháp là hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cơng dân, tổ chức bằng cách thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, bảo đảm an tồn cho cơng dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; ngăn ngừa hành vi trốn tránh trách nhiệm.

Bên cạnh đó, như đã trình bày tại Mục 1.1.1 về tổ chức giám định tư pháp công lập được thành lập để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước cũng như phục vụ cho đời sống của người dân, phạm vi hoạt động rộng. Hiện nay, ngoài trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức giám định tư pháp còn

nhận được rất nhiều yêu cầu giám định từ phía các cơ quan nhà nước như cơ quan công chứng, thanh tra, và của công dân như giám định chữ ký, giám định hàng hóa phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, giao dịch dân sự và đời sống hàng ngày, chẳng hạn quy định: “khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến

chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định” (Điều 15 Thông tư 7/2013/TT-

TTCPngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính). Tuy nhiên, tất cả các hoạt động giám định nói trên đều khơng được coi là giám định tư pháp. Chỉ xác định là hoạt động giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp công lập khi việc thực hiện giám định theo quy trình điều chỉnh bởi Luật GĐTP 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3) Đối tượng quản lý là tổ chức giám định tư pháp công lập, giám định viên

tư pháp tham gia hoạt động giám định tư pháp.

Tổ chức giám định tư pháp công lập được thành lập và thực hiện giám địnhtheo lĩnh vực chuyên môn nhất định (pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự), và như đã phân tích tại Mục 1.1.1 các lĩnh vực này khơng được thành lập ở các tổ chức giám định tư pháp ngồi cơng lập, theo đó, các giám định viên tư pháp thực hiện giám định trong lĩnh vựcchun mơnđược bổ nhiệm. Trong khi đó, các tổ chức

bổ trợ tư pháp (Phịng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng; hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản) và các chức danh tư pháp như công chứng viên, đấu giá viênđều thực hiện nhiệm vụ, chức năng giống nhau, khơng có sự phân biệt cụ thể từng lĩnh vực của tổ chức “thuộc Nhà nước”, hay “tư nhân” (Luật công chứng 2014; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 04/03/2010về bán đấu giá tài sản).

1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ pháp công lập

Theo Luật GĐTP 2012 và Nghị định 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/07/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTTP 2012, các nội dung quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp cơng lập có thể chia thành 9 (chín) nội dung như sau:

1.3.1 Ban hành quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lưới tổ chức giám định tư pháp công lập

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)