Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tƣ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 53)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

2.2. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tƣ

2.2.1 Kết quả đạt được

Như đã phân tích, Luật GĐTP 2012 ra đời đánh dấu bước phát triển quan trọng trong xây dựng pháp luật về giám định tư pháp ở nước ta, làm thay đổi đáng kể một số chính sách quản lý cũ của Nhà nước đã khơng cịn phù hợp.Cụ thể,Luật GĐTP 2012đã mở rộng quyền yêu cầu giám định tư pháp; đổi mới mơ hình về tổ chức giám định tư pháp31

.Quy định của Luật GĐTP 2012là bước tiến đáng kể trong hoạt động tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp, tăng cường dân chủ trong hoạt động tố tụng, góp phần mở rộng quyền tự do dân chủ của cơng dân, hồn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm

30 Thùy Dương, Áp lực cải cách chi tiêu công,http://bnews.vn/ap-luc-cai-cach-chi-tieu-cong/20539.html ngày truy cập 01/8/2016.

31Thuyết minh về Dự án Luật giám định tư pháp; Tài liệu tại Hội nghị triển khai thi hành Luật giám định tư

pháp (2013) do Bộ Tư pháp ban hành, tr2. Phân tích tại 1.1.1 về khái niệm giám định tư phápđã mở rộng quyền yêu cầu giám định tư pháp và đổi mới mơ hình.

tính đồng bộ, dân chủ, cơng khai, minh bạch, tơn trọng và bảo vệ quyền con người.

2.2.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện

Bên cạnh kết quả đạt được, việc ban hành văn bản của Nhà nước vẫn chưa thực sự đầy đủ, hoàn thiện32. Cụ thể,chưa có văn bản để thực hiện việc

đánh giá chất lượng kết luận giám định tư pháp. Dẫn đến trong nhiều trường

hợp, một vụ việc có thể tồn tại nhiều bản kết luận giám định khác nhau về cùng một vấn đề; chưa có quy định, hướng dẫn về việc sử dụng bản kết luận giám định “chung thẩm” hoặc “cao nhất”33

. Có những phiên tịa, phần tranh luận giữa luật sư với kiểm sát viên rất gay gắt bắt nguồn từ kết luận giám định, bởi kết lu ận giám định có thể thay đổi tồn diện vụ án. Vì vậy, trong một số vụ án, một người có hay khơng việc đối diện với bản án tử hình phụ thuộc hoàn toàn vào kết luận giám định tư pháp. Bởi kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng (điểm d khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Chẳng hạn:

Năm 1998, vụ án Nguyễn Văn Tho ở Tiền Giang với 6 lần xét xử, 5 lần giám định ADN. Ngày 19/01/2015, báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh có bài “Giám định khi thế này, lúc thế khác” phản ánh một vụ án cố ý gây thương tích ở thành phố Huế, nạn nhân có tới bốn bản giám định, trong đó giám định lần đầu nạn nhân bị thương tật (tạm thời) 32%, ba lần giám định sau đó kết quả lần lượt là 37%; 3%; và 4%34. Ngày 21/04/2016, TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt kẻ giết 4 người và làm bị thương 4 người với mức án chung thân, vì “kết luận giám định kẻ giết người bị tâm thần”35

.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu.Thứ

nhất, giám định tư pháp là nghề rất đặc biệt, chỉ những người trực tiếp công

tác trong nghề, va chạm với nghề mới hiểu đúng và đủ về vị trí, vai trị của tổ

32

Các vấn đề được đưa ra tại Hội nghị tập huấn về công tác giám định tư pháp ngày 26/02/2016, TP.HCM mà tác giả tham gia.

33 Thúy Hồng (2013), Những vướng mắc, bất cập trong công tác giám định tư pháp,

http://vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-3392 ngày truy cập 15/6/2016.

34 Dương Hằng (2015), Giám định khi thế này lúc thế khác, http://plo.vn/phap-luat/giam-dinh-khi-the-nay- luc-the-khac-543280.html ngày truy cập 10/52016.

35 Tạ Vĩnh Yên (2016), Kẻ thảm sát 4 người ở Gia Lai thoát án tử vì "tâm thần",

http://www.baogiaothong.vn/ke-tham-sat-4-nguoi-o-gia-lai-thoat-an-tu-vi-tam-than-d146794.html ngày truy

chức giám định tư pháp công lập. Vì vậy, một số cơ quan ban ngành trong quá trình quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập đã chưa thật sự hiểu đúng, hiểu đủ, dẫn đến quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Luật GĐTP 2012 chưa đồng bộ, thống nhất. Thứ hai,cơ quan đầu mối giúp

Chính phủ quản lý nhà nước về giám định tư pháp là Bộ Tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp trong các lĩnh vực chuyên ngành như Bộ Y tế,Bộ Công an chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý hoạt động giám định tư pháp.

Để giải quyết hạn chế trên, theo tác giả,cần xác định rõ cơ chế đánh

giá kết luận giám định tư pháp. Bởi vì:

Thứ nhất, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính Trịngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 đã chỉ rõ:“Xác định rõ cơ chế đánh giá

kết luận giám định, bảo đảm đúng đắn, khách quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc”;

Thứ hai, một số kiến nghị được nêu tại Hội nghịtập huấn về công tác

giám định tư pháp36

là khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện đánh giá, sử dụng kết luận giám định.

Thứ ba, theo kết quả nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới(chẳng hạn như Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc

Thụy Điển, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) về việc đánh giá và sử dụng kết luận giám định37

, thìkết luận giám định là một nguồn chứng cứ. Việc đánh giá và sử dụng chứng cứ thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu có sự khác nhau, thậm chí mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm xem xét, đánh giá độ tin cậy của các kết luận giám định đó. Thậm chí, cơ quan tiến hành tố tụng có thể mời một số chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực cần giám định để phân tích và đánh giá xem trong số các kết luận giám định đó, kết luận giám định nào đáng tin cậy hơn, độ chính xác cao hơn. Từ đó, cơ quan tiến hành tố

36 Cục bổ trợ tư pháp (2016), Tham luận “Thực trạng công tác giám định tư pháp và giải pháp để bảo đảm

yêu cầu của hoạt động tố tụng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước”, Tp.HCM, 2016.

37

tụng có thể tìm ra kết luận giám định có độ tin cậy hơn và sử dụng kết luận đó.

Thứ tư, theo quan điểm của tác giả, việc bổ sung cơ chế đánh giá kết

luận giám định tư pháp sẽ giúp kết luận giám định tư pháp trở thành nguồn chứng cứ tin cậy, khách quan, chính xác, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có phán xét đúng đắn và trên hết là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người theo đúng Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)