Chi phí giám định tư pháp; chế độ đối với giám định viêntư pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 41 - 43)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

1.3.7 Chi phí giám định tư pháp; chế độ đối với giám định viêntư pháp

Về chi phí giám định tư pháp:

Đa phần các nướctrên thế giới (Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc) đều quan niệm chi phí giám định là những chi phí cần thiết và hợp lý cho việc thực hiện giám định. Chi phí giám định có thể bao gồm: thù lao giám định và các chi phí cần thiết khác như hóa chất, chi phí máy móc. Và điểm chung giống nhau giữa các nước là hoạt động giám định pháp y (tử thi), pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự do Nhà nước bảo đảm, đầu tư nên chi phí giám định ở các hoạt động này thường chỉ là sự

bù đắp một phần chi phí thực tế cho việc thực hiện giám định. Còn ở những lĩnh vực khác, hoạt động giám định được thực hiện bởi những tổ chức hoặc cá nhân không phải do Nhà nước bảo đảm, đầu tư nên thường chi phí giám định được tính tồn bộ, đầy đủ chi phí thực tế cần thiết cho việc giám định, có tính đến yếu tố thị trường lao động ở lĩnh vực đó.

Tại Việt Nam, quan niệm về chi phí giám định cũng có những nét tương đồng giống các nước. Pháp lệnh giám định tư pháp 2004 quan niệm phí giám định tư pháp là “khoản tiền chi trả cho thù lao giám định tư pháp và các chi phí cần thiết

khác cho việc thực hiện giám định theo quy định của Bộ Tài chính” (Điều 38); “đối với các vụ án hình sự, phí giám định tư pháp do cơ quan tiến hành tố tụng trả và được cấp từ ngân sách nhà nước theo dự tốn hàng năm của cơ quan đó; đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính thì phí giám định tư pháp do đương sự chịu theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính” (Điều

39).

Kế thừa các quy định Pháp lệnh giám định tư pháp 2004,Luật GĐTP 2012quy định về chi phí giám định tư pháp như sau: “Người trưng cầu giám định, người yêu

cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp (Điều 36)”.

Về chế độ đối với người giám định tư pháp:

Điều 37 Luật GĐTP 2012quy định: “Thứ nhất,giám định viên tư pháp, người

giám định tư pháp theo vụ việc, người giúp việc cho người giám định tư pháp đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi thì được hưởng bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc giám định. Thứ hai, ngoài chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này, giám định viên tư pháp chuyên trách thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác.”

Quy định về chế độ, chính sách của Luật GĐTP 2012 mang tính nguyên tắc những chính sách, chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng và tôn vinh người làm giám định tư pháp để thu hút các chuyên gia giỏi, cán bộ có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp tham gia hoạt động giám định tư pháp.

Thực hiện Luật GĐTP 2012, các văn bản mới cũng được quan tâm, ban hành kịp thời, cụ thể: Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/2014 về bồi dưỡng giám định tư pháp; Thông tư số 137/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18/09/2014 hướng dẫn về lập dự tốn, chấp hành và quyết tốn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)