Thực trạng chi phí giám định tƣ pháp; chế độ đối với giám định viên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 64 - 67)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

2.7. Thực trạng chi phí giám định tƣ pháp; chế độ đối với giám định viên

viên tƣ pháp và giải pháp hoàn thiện

2.7.1 Kết quả đạt được

Chế độ đối với người giám định tư pháp gồm 2 khoản là chế độ phụ cấp ưu đãi nghề và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp (Điều 25 và 26 Nghị định 85/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/07/2013 quy định chi tiết Luật giám định tư pháp).

Thứ nhất, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp được điều chỉnh tăng.

Theo Quyết định 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, mức được điều chỉnh tăng so với Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên:Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công ở mức 1 tại Quyết định số74/2009/QĐ-TTg là 60.000 đồng/ngày, tại Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg là 150.000 đồng/ngày, đã tăng gấp 2,5 lần.Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trên người sống ở mức 1 (chuyên khoa sâu) tại Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg là 80.000 đồng/nội dung yêu cầu, tại Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg là 160.000 đồng/ngày, đã tăng gấp 2 lần.

Đối với tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc Bộ Y tế, theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, phụ cấp ưu đãi nghề ở mức 70% áp dụng đối với công chức, viên chức

thường xuyên, trực tiếp làm các công việc giám định pháp y, pháp y tâm thần. Đối với tổ chức giám định tư pháp cơng lập về kỹ thuật hình sự, Tổng cục Cảnh sát đã phối hợp với Tổng cục Chính trị tham mưu cho Bộ ban hành Công văn số 3718/BCA-X11 về một số giải pháp củng cố, kiện tồn đội ngũ làm cơng tác giám định pháp y. Theo đó, các giám định viên tư pháp pháp y hàng tháng được hưởng trợ cấp bằng 03 tháng tiền lương cơ bản; đối với bác sĩ kiêm nhiệm công tác pháp y, cán bộ giúp việc (y công, kỹ thuật viên,…), hàng tháng được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ bản. Ngoài ra, bác sĩ pháp y, cán bộ trực tiếp phục vụ công tác pháp y còn được ưu đãi trong chế độ nghỉ dưỡng, phục cấp độc hại và được kéo dài tuổi công tác so với lực lượng khác (lãnh đạo cấp phòng làm việc đến 60 tuổi, giám định viên tư pháp làm việc đến 58 tuổi).

2.7.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hồn thiện

Bên cạnh những kết quả, cịn những hạn chế, đặc biệt đối với giám định viên tư pháp trong tổ chức giám định công lập về pháp y, vì vậy, tác giả tập trung phân tích hạn chế liên quan đến vấn đề này.

Nhìn chung, chế độ bồi dưỡng đối với người giám định tư pháp trong

tổ chức giám định công lập về pháp y chưa phù hợp, thống nhất. Cụ thể như

sau:

Đối với tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc Bộ Y tế, áp dụng mức chi theo Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính như Thơng tư số 137/2014/TT- BTC ngày 18/09/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lập dự toán, chấp hành và quyết tốn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của

các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại Quyết định số 01/2014/QĐ- TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp;

Đối với tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc Bộ Công an, áp dụng mức chi theo Công văn số 1048/BCA-C41 của Bộ Công an ngày 08/04/2014 quy định tạm thời “việc thực hiện Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp” trong lực lượng Công an.

Thực tế, trong các vụ khám nghiệm hiện trường có người chết, thường phải có 03 kỹ thuật viên tham gia, nhưng chế độ thanh toán bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Cơng an chỉ thanh tốn được 01 người/01vụ, chế độ thanh toán bồi dưỡng đối với lực lượng thuộc Bộ Y tế 02 người/01 vụ.

Qua các phân tích cho thấy, xuất phát từ mơ hình tổ chức giám định tư pháp cơng lập về pháp y chưa được thống nhất; số lượng giám định viên tư pháp về pháp y hạn chế, nên các bộ, ngành có những văn bản hướng dẫn khác nhau về chế độ thanh toán đối với số lượng giám định viên tư pháp tham gia vụ việc.

Để khắc phục hạn chế trên, theo tác giả, việc quyết định số lượng giám

định viên tư pháp tham gia giám định sẽ do Thủ trưởng cơ quan được trưng cầu giám định quyết định. Bởi vì:

Khi bàn luận về vấn đề này để tìm hướng giải quyết hạn chế, có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia đầu ngành65. Một mặt, quy định về số lượng giám định viên tư pháp trên một vụ việc là do tính đặc thù của nghề “giám định pháp y” ở nước ta; và nhiều giám định viên tư pháp thì tính khách quan, chính xác càng cao. Mặt khác, có ý kiến cho rằng một số trường hợp vụ việc đơn giản, chỉ cần một giám định viên tư pháp pháp y là đủ, không cũng nên quy định cứng nhắc là 02 giám định viên tư pháp.

Đối với tổ soạn thảo Thông tư Liên tịch ban hành Quy chế phối hợp giữa giám định pháp y ngành Y tế với giám định pháp y ngành Cơng ancó ý kiến cho rằng, về mặt phối hợp hoạt động, sẽ không quy định cứng 2 giám

65Không quy định cứng nhắc số lượng giám định viên pháp y, http://www.nifm.org.vn/bai-viet/khong-quy-

định viên tư pháp trên một vụ việc, nên quy định tùy từng trường hợp có thể lựa chọn các phương án theo điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của từng đơn vị, địa phương, trên tình thần thỏa thuận, tự nguyện giữa hai bên. Việc quyết định 1,2 hay 3 giám định viên tư pháp tham gia giám định sẽ do Thủ trưởng cơ quan được trưng cầu giám định quyết định.

Tác giả đồng ý với quan điểm của tổ soạn thảo Thông tư liên tịch nêu trên. Bởi quy định như vậy sẽ linh hoạt giải quyết công việc của từng tổ chức

giám định tư pháp công lập về pháp y tại từng địa phương đối với từng vụ việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)